Friday, July 20, 2007

Tình hình của người dân khiếu kiện, sau khi bị cưỡng chế áp giải về tận địa phương

Tình hình của người dân khiếu kiện, sau khi bị cưỡng chế áp giải về tận địa phương
2007.07.20
Trà Mi, phóng viên đài RFA

Tất cả bà con khiếu kiện đất đai từ 19 tỉnh và 9 quận ở thành phố biểu tình ôn hoà trước cửa văn phòng 2 Quốc hội tại TPHCM đã bị giải tán bằng vũ lực vào tối ngày 18/7/2007, tức chỉ một ngày sau khi vị tu sĩ bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam là Hoà thượng Thích Quảng Độ cùng phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đến thăm hỏi và cứu trợ cho những người dân oan. Sau khi bị cưỡng chế áp giải về tận địa phương, tình hình của bà con như thế nào? Trà Mi hỏi thăm một số dân oan ở các tỉnh để tìm hiểu thêm. 24 tiếng đồng hồ sau khi đoàn biểu tình khiếu kiện đất đai bị ép buộc trở về địa phương, chúng tôi liên lạc với nhiều dân oan ở nhiều khu vực khác nhau, và được biết.

Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

Cuộc biểu tình liên tiếp trong hơn 20 ngày qua của đồng bào các tỉnh miền Nam đã bị công an giải tán hôm 18-7. Hình do Người đưa tin từ Sài Gòn cung cấp.
Bà Thêm: Nó lôi dân về, hai ba người nó kè một người, lôi lên xe hết trơn luôn. Chúng tôi cự dữ lắm, cương quyết không về, nhưng nó lôi khiêng lên xe một hơi một hết trơn.

Trà Mi: Thưa những chiếc xe đó chở bà con về thẳng tỉnh hay sao?
Bà Thêm: Dạ, nó chở thẳng về tỉnh, rồi đưa mình 20 ngàn đi xe về nhà. Nó xô đẩy có người dập đầu xuống đất như ông Ba ở Tiền Giang. Ông không chịu về, nó lôi, nó xô, ông bị đập đầu xuống đất, thấy đứt ruột luôn!
Đằng này cũng nói dữ lắm, nói luật lệ nào mà lấy đất của dân, chủ tịch tỉnh bao che, không xử, giấy trung ương đưa về cũng không giải quyết, luật gì kỳ vậy, luật rừng, luật cướp giật không!

Trà Mi: Từ khi bà con về đến nhà thì không có ai bị mời làm việc hay bị gây khó dễ gì chứ ạ?
Bà Thêm: Dạ hổng có ai mời hết trơn đó, ngày mai này xuống tỉnh coi nó giải quyết coi sao. Ý của tôi là nếu như mai mà nó không giải quyết thì chắc phải quay trở lên liền.
Thì coi tình hình làm sao phải gặp được ông thủ tướng chứ mà nói về đây mà không giải quyết thì chết sống gì cũng phải trở lên đó. Nó tàn nhẫn lắm. Bà con đi mướn chỗ để tắm mỗi lần 3 ngàn đồng mà nó cũng lại cấm không cho người ta cho mướn.

Bà Thêm
Trà Mi: Nếu quay trở lại đó mà bị đàn áp, bị đuổi về nữa thì bà con làm thế nào?
Bà Thêm: Thì coi tình hình làm sao phải gặp được ông thủ tướng chứ mà nói về đây mà không giải quyết thì chết sống gì cũng phải trở lên đó. Nó tàn nhẫn lắm. Bà con đi mướn chỗ để tắm mỗi lần 3 ngàn đồng mà nó cũng lại cấm không cho người ta cho mướn.
Người ta lại bán bánh mì cho dân oan nó cũng lại đánh đập người ta, tàn nhẫn lắm, không cho ai mua bán gì lại đó hết trơn. Bữa trước có ông hoà thượng lại cho tiền. Đến tối đó nó tắt đèn tối hù hết. Chúng tôi phát loa lên la kêu cứu dữ lắm. Rồi đêm hôm sau nó đem lực lượng đến như vậy đó.
Vừa rồi là câu chuyện với bà Thêm, từ tỉnh Kiên Giang. Một dân oan khác tên Lành, cho biết thêm:
Bà Lành: Nó chở về tới tỉnh, nhưng không đưa về tới nhà, tới đó rồi đưa mỗi người 20 ngàn để tự túc đi xe về nhà.

Trà Mi: Từ tối hôm qua đến nay, bà con có được chính quyền mời lên làm việc không?
Bà Lành: Không có, nó hẹn ngày 20, xin nó giấy hẹn nó không cho, mà nó áp đảo, cưỡng chế, hành hung, làm dữ lắm. Ai không chịu thì nó lôi kéo, khiêng thảy lên xe. Nó muốn giải tán để không bị nhục nhã vì chỗ đó nhân dân qua lại đầy đủ. Nó sợ trong và ngoài nước thấy cảnh nó hà hiếp nhân dân mà nhân dân phải kéo đến cả ngàn người ở đây. Cho nên nó tập trung tất cả lực lượng, công an nào cũng có đầy đủ hết.
Trà Mi: Thưa bà con về đến nhà yên ổn, không xảy ra điều gì đáng tiếc, phải không ạ?
Bà Lành: Cũng bình yên. Có những người phản kháng thì nó lôi kéo, xô đẩy như con vật, đẩy lên xe. Nó nói về dưới đi rồi nó giải quyết. Đồng bào không ai đồng ý hết, xua đuổi không cho nó đến gần.
Họ cũng chẳng có giải quyết gì đâu, là vì đã nhiều lần quá rồi. Chúng tôi gặp họ chừng 20 lần như vậy mà không có lần nào họ giải quyết cho thoả đáng, họ nói dóc không hà. Chúng tôi thấy không có hy vọng gì đâu.

Ông Chính
Nó nói láo nhiều lần, bà con về tới không giải quyết được gì, chỉ nói láo không. Mà không biết ngày mai này nó nói như thế nào. Nếu nó giải quyết không xong thì mình lên trên đó để đòi hỏi đất của mình nữa, để cho ở trên thủ tướng thấy để trả cho mình.
Trong khi đó, những người cương quyết phản kháng, không chịu đi về, thì bị thương tích và thậm chí là bị trọng thương. Các gương mặt đại diện, tiên phong trong các đoàn khiếu kiện của các tỉnh, hoặc những người bị nghi ngờ là “xúi giục, cầm đầu bà con biểu tình” thì ngay khi về đến địa phương liền bị mời lên làm việc với cơ quan an ninh.

Từ Long An, một dân oan tên Chính cho biết tình hình bà con ở đây:
Ông Chính: Tôi ở Long An, bà con xung quanh đã về nhà hết rồi.
Trà Mi: Không có tình trạng bị trọng thương hay đáng tiếc nào xảy ra chứ, thưa ông?
Ông Chính: Dạ không, ở Long An chúng tôi không có người bị trọng thương. Bên Tiền Giang thì có. Những người chống lại với công an, xô xát qua lại thì họ bị thương cũng 2,3 người. Những người chống lại công an thì đã bị bắt rồi. Những người khác họ cho về hết.

Trà Mi: Số bà con ở Long An sau khi về đến nơi rồi có được chính quyền hẹn lên giải quyết không?
Ông Chính: Họ cũng chẳng có giải quyết gì đâu, là vì đã nhiều lần quá rồi. Chúng tôi gặp họ chừng 20 lần như vậy mà không có lần nào họ giải quyết cho thoả đáng, họ nói dóc không hà. Chúng tôi thấy không có hy vọng gì đâu.

Trà Mi: Khiếu kiện lâu năm không được giải quyết, biểu tình thì bị đàn áp, bà con dân oan sắp tới đây sẽ làm thế nào?
Mình là người đi khiếu kiện dành lại nhân quyền, sự tự do. Chúng tôi 7, 8 năm nay mất đất đai, không được hưởng tự do, nhân quyền. Chính quyền cướp đất, cướp tài sản của nhân dân chúng tôi. Chúng tôi sống lầm than, điêu đứng. Con cháu phải bỏ học lê thê. Đến bây giờ chúng vẫn còn trù dập.

Ông Bảy

Ông Chính: Bây giờ thì họ cũng liều mạng thôi. Vài bữa rồi họ kéo lên nữa.

Trà Mi: Kéo lên nữa không sợ bị đàn áp, bị quy tội và gặp khó khăn với chính quyền hay sao?
Ông Chính: Hôm qua họ đòi nhảy lao xuống xe cho xe cán chết cho rồi, vì bây giờ cùng đường rồi. Phần nhiều là không còn phương tiện để sống nữa, nhà cửa không có. Họ cứ tiếp tục kéo lên nữa, không sợ đâu là vì họ cũng liều chết rồi, chẳng còn tương lai gì nữa thì chết cho rồi chứ sống làm gì? Thành ra họ cũng chẳng sợ tụi nó.

Tình trạng của bà con ở Tiền Giang ra sao? Ông Phước, một dân oan trong đoàn, phát biểu:
Ông Phước: Ba người ở Gò Công Đông, Gò Công Tây, hồi hôm nó đưa về dưới, sáng bắt đầu kêu lên làm việc, làm việc xong thả về, rồi đến chiều mời lên nhốt luôn rồi. Họ là những người cầm loa phóng thanh, hô đả đảo hồi hôm đó, bắt mấy người đó đó.

Trà Mi: Trước tình cảnh như vậy, trong những ngày sắp tới, bà con sẽ tiếp tục đấu tranh tới cùng hay sẽ bị cuộc?
Ông Phước: Thì cũng phải làm nữa chứ. Tôi mấy chục năm nay rồi, giờ tôi phải theo chứ.
Chúng tôi có dịp hỏi thăm chính một trong những người đã gặp rắc rối với chính quyền địa phương ngay sáng hôm sau cuộc đàn áp là ông Bảy. Từ Tiền Giang, ông cho biết:

Ông Bảy: Bữa nay công an đã mời tôi suốt ngày nay. Nguyên nhân là khiếu tố khiếu nại dành lại dân chủ nhân quyền, do tôi là đại diện bà con hai tỉnh, hai huyện. Họ nói tôi là cấu kết với nước ngoài, làm mất mỹ quan ở quốc hội. Ngày mai họ sẽ mời tôi đến huyện để xử lý.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Trà Mi: Hôm nay, ông đã làm việc với cơ quan nào, và trong bao lâu?
Ông Bảy: Làm việc với Ủy ban nhân dân xã trên 4 tiếng đồng hồ. Họ nói tôi xách động biểu tình.

Trà Mi: Thưa ý kiến của ông ra sao?
Ông Bảy: Mình là người đi khiếu kiện dành lại nhân quyền, sự tự do. Chúng tôi 7, 8 năm nay mất đất đai, không được hưởng tự do, nhân quyền. Chính quyền cướp đất, cướp tài sản của nhân dân chúng tôi. Chúng tôi sống lầm than, điêu đứng. Con cháu phải bỏ học lê thê. Đến bây giờ chúng vẫn còn trù dập.
Mình làm chuyện nghĩa, dành lại những gì nhân dân đã mất mát. Dân chủ nhân quyền không có làm sao sống? Không thể sống nỗi. Tôi bây giờ khó khăn về kinh tế, đơn thân độc mã, không có thế lực, không có gì trong tay cả, thì chỉ xuôi tay thôi, do số phận, do trời đất định.

Trong số bà con dân oan bị cưỡng chế lên xe, áp giải về địa phương cũng có một số ít trốn lại được do đã tìm cách rời khỏi địa điểm biểu tình trước khi cuộc đàn áp xảy ra, như trường hợp của bà Siêu, dân oan ở Bến Tre:
Bà Siêu: Tôi thì tính không về vì tôi không tin tửơng ở tỉnh Bến Tre, mất lòng tin rất nhiều lần, giờ chúng tôi không tin lời nó nói nên cũng chẳng cần gặp nó để làm gì.

Ôm nỗi oan ức bị tước đoạt tài sản đất đai mấy chục năm trời, bị mất lòng tin trước sự thờ ơ của chính quyền, sự bất công của luật pháp, cũng như những người khác, bà Siêu khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh đòi công lý và lẽ phải, cho dù cái giá phải trả có như thế nào:

Mình cũng phải tìm cách đòi hỏi tiếp, đòi cho bằng được công lý của mình, chứ mình cũng đâu có bỏ cuộc.
Vừa rồi là câu chuyện giữa Trà Mi với những người tham gia biểu tình từ nhiều tỉnh, nói về tình hình của bà con dân oan sau khi bị giải tán bằng vũ lực trước cửa trụ sở Quốc hội ở Sài Gòn và bị cưỡng chế áp giải về tận địa phương.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Công an đã dùng hơi cay và vũ lực giải tán dân chúng biểu tình
Công an giải tán đồng bào biểu tình khiếu kiện trước Quốc hội II
Video hình ảnh HT Quảng Độ viếng thăm đồng bào biểu tình trước Quốc hội 2
Hòa thượng Quảng Độ trả lời phỏng vấn RFA về chuyến viếng thăm và cứu trợ đồng bào khiếu kiện
HT Quảng Độ viếng thăm và cứu trợ đồng bào biểu tình trước Quốc hội 2
Vì ủng hộ bà con khiếu kiện đất đai, ông Đỗ Nam Hải bị công an câu lưu
Đại biểu quốc hội nói về những cuộc khiếu kiện của người dân tại các tỉnh
Ý kiến của giới luật sư và đại biểu quốc hội về cuộc biểu tình của người dân
Người dân biểu tình khiếu kiện cầu cứu công luận (tiếp theo)
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ

No comments: