Thursday, May 31, 2007

Thái Lan: Tòa án Hiến Pháp giải tán Ðảng Thai Rak Thai vì gian lận bầu cử

Thái Lan: Tòa án Hiến Pháp giải tán Ðảng Thai Rak Thai vì gian lận bầu cử
Wednesday, May 30, 2007


BANGKOK, Thái Lan - Các thẩm phán Thái Lan của tòa án Hiến Pháp, tối 30 Tháng Năm đã ra lệnh giải tán đảng của thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, sau khi xác quyết đảng của ông này, đã gian lận trong các cuộc bầu cử vừa qua.

Ðảng của ông Thaksin là Ðảng Thai Rak Thai (người Thái yêu người Thái), từng giành được các chiến thắng mạnh mẽ trong các cuộc bầu cử vào năm 2001 và 2005, đã bị xác nhận gian lận trong cuộc bầu cử không có kết quả cụ thể hồi Tháng Tư năm qua, mà ông Thaksin đã ra lệnh tổ chức, hầu xoa dịu các cuộc xuống đường chống lại ông.

Từ các xác quyết trên, các thẩm phán cũng ra lệnh cấm thủ tướng bị lật đổ Thaksin và 110 viên chức cao cấp khác trong đảng của ông, không được tham gia vào các hoạt động chính trị trong vòng 5 năm.

Trước đó trong ngày, tòa án Hiến Pháp Thái Lan đã tha bổng Ðảng Dân Chủ, cũng là một trong các đảng lớn của Thái Lan, như Ðảng Thai Rak Thai, về tất cả các lời buộc tội cho rằng đảng này cũng đã vi phạm vào các đạo luật bầu cử.

Luật sư của ông Thaksin, nhân danh cựu Thủ Tướng Thaksin, hiện sống lưu vong tại London, Anh Quốc, tuyên bố sau phán quyết trên, như sau:

“Ðó là một quyết định quá nặng nề... làm cho chúng tôi cảm thấy thất vọng.” (L.T.)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60442&z=5

Nạp Nghị Quyết 447: Hạ Viện Lên Án CSVN

Nạp Nghị Quyết 447: Hạ Viện Lên Án CSVN

Việt Báo Thứ Năm, 5/31/2007, 12:02:00 AM

(Washington-VNN) Để tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực tranh đấu hỗ trợ phong trào dân chủ tại Việt Nam, Ủy Ban Vận Động Chính Trị Người Mỹ Gốc Việt (VPAC) đã tiến hành vận động cho Nghị Quyết Hạ Viện 447 (H. Res. 447) được đệ nạp bởi dân biểu Earl Blumenauer.

Nguyên là một dân biểu trước đây có khuynh hướng ủng hộ thể chế CSVN trong lãnh vực thương mại và hợp tác, dân biểu Blumenauer đã từ chức Chủ Tịch U.S.-Vietnam Caucus, một tổ chức gồm một số dân biểu Quốc Hội có khuynh hướng thân CSVN, vào ngày 26 tháng 5, 2007 để phản đối chiến dịch đàn áp phong trào dân chủ tại Việt Nam.

Dân biểu Blumenauer tuyên bố khi từ chức Chủ Tịch của U.S.-Vietnam Caucus: "Tôi xem mình là bạn của nhân dân Việt Nam. Tôi rất quan tâm đến mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Nhưng lương tâm tôi không cho phép tôi tiếp tục giữ cương vị Chủ Tịch của U.S-Vietnam Caucus khi họ tiếp tục đàn áp như vậy."

Song song với việc từ chức khỏi U.S.-Vietnam Caucus, dân biểu Blumenauer đã đệ nạp Nghị Quyết 447 để lên án chiến dịch đàn áp phong trào dân chủ tại VN, và đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện đối với những nhà đối kháng tại VN.

VPAC xin kêu gọi quý đồng bào cùng chung tay vận động cho Nghị Quyết 447 bằng cách liên lạc với dân biểu Hạ Viện của mình và yêu cầu họ bảo trợ (co-sponsor) và bỏ phiếu "yes" cho Nghị Quyết 447 (H. Res 447).

Ngoài việc đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho những nhà đối kháng hiện bị giam giữ, Nghị Quyết 447 đồng thời yêu cầu Tổng Thống Bush lên tiếng đòi hỏi CSVN phải cải thiện về nhân quyền và tôn trọng tự do tôn giáo và dân chủ trong dịp đón tiếp Nguyễn Minh Triết viếng thăm Hoa Kỳ. (VPAC)

(Vietbao)

Thư Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ gửi anh Ðỗ Nam Hải

Thư Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ gửi anh Ðỗ Nam Hải
2007.05.30

Xem thư Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ gửi anh Ðỗ Nam Hải bằng tiếng Anh (pdf file)

Buổi gặp gỡ với Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush ở Nhà Trắng ngay hôm qua đã thiếu mất một người. Người vắng mặt là Anh Ðỗ Nam Hải, thành viên nồng cốt của Khối 8406 và Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam.
Ban Việt Ngữ chúng tôi xin phổ biến phóng ảnh lá thư của Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ gửi cho Anh Ðỗ Nam Hải. Thư đề ngày 25 tháng Năm mang chữ ký của ông Elliott Abrams, Phụ Tá Tổng Thống Hoa Kỳ kiêm Phụ Tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia viết như sau:
HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA
Washington, D.C. 20504
Ngày 25 tháng Năm, 2007

Thưa ông Đỗ Nam Hải,
Tôi viết thư này để xác nhận việc mời ông tham dự phiên họp với Tổng Thống George W. Bush vào ngày 29 tháng Năm, 2007, nhằm thảo luận về tiến trình cải tổ dân chủ cho Việt Nam.
Chúng tôi chắc rằng ông có thể cung cấp cho Tổng Thống những hiểu biết có giá trị về vấn đề này. Ðặc biệt chúng tôi muốn nghe nhiều hơn về những nỗ lực mang lại sự đổi mới dân chủ một cách ôn hòa ở Việt Nam.


Phương Nam - Ðỗ Nam Hải.

Chúng tôi ca ngợi những hành động dũng cảm mà ông đã làm, cùng với những ủng hộ viên của Khối 8406 và Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam.
Như Tổng Thống Bush đã nhấn mạnh trong bài Diễn Văn Nhậm Chức Lần Thứ Nhì vào ngày 20 tháng Giêng năm 2005, là “tất cả những ai đang sống dưới thể chế độc tài và tuyệt vọng có thể hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước sự đàn áp, hay tha thứ cho những kẻ áp bức các bạn. Khi các bạn đứng lên tranh đấu cho tự do, chúng tôi sẽ đứng chung cùng các bạn”.

Trong tinh thần đó, chúng tôi muốn ông hiểu rằng chúng tôi hậu thuẫn cho người dân Việt Nam, những người đang tìm cách phát huy tự do tại đất nước cao quý của họ.
Trong cùng bài diễn văn này, Tổng Thống cũng khẳng định rằng “những người lãnh đạo các chính phủ quen thói kiểm soát cần hiểu là để phục vụ nhân dân, họ phải học cách tín nhiệm người dân. Hãy bắt đầu con đường tiến bộ và công lý, và Hoa Kỳ sẽ sánh bước cùng với họ.”
Trân trọng,
Elliott Abrams Phụ Tá Tổng Thống Hoa Kỳ kiêm Phụ Tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Ðặc Trách Chiến Lược Toàn Cầu
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia

Các tin, bài liên quan
Vì sao có tin chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Minh Triết bị đình hoãn ?
Ý kiến của người Việt trong và ngoài nước về chuyến viếng thăm Mỹ của ông Triết bị đình hoãn
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sẽ không thăm Mỹ trong năm nay?
Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết có thể bị đình hoãn
Phó thị trưởng San Jose kêu gọi ngưng bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi thế giới bênh vực cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam
Các chính phủ độc tài đàn áp những tiếng nói đối lập trên internet
Đức muốn tăng tiến các quan hệ với Việt Nam nhưng quan ngại về nhân quyền
Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ gặp gỡ các nhà lãnh đạo Việt Nam

Tuesday, May 29, 2007

Mục sư Nguyễn Công Chính bị Công an hăm dọa bắt bỏ tù nếu trả lời phỏng vấn RFA

Mục sư Nguyễn Công Chính bị Công an hăm dọa bắt bỏ tù nếu trả lời phỏng vấn RFA
2007.05.29
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Khuya hôm qua khi nói chuyện với Ðài chúng tôi, Mục Sư Nguyễn Công Chính của Giáo Hội Menonite Việt Nam cho biết không chỉ bị nhà nước gây khó khăn, công an còn hăm dọa sẽ bắt tù nếu ông tiếp tục trả lời phỏng vấn Ðài Á Châu Tự Do. Trong cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện, Mục Sư Chính thuật lại sau đây.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe


Mục sư Nguyễn Công Chính. RFA file photo
MS Nguyễn Công Chính: Suốt trong 2 tuần từ ngày 14 đến ngày 23 tháng Năm, liên tục họ mời tôi lên làm việc và bắt tôi phải cam kết không được trả lời phỏng vấn, đặc biệt là với Ðài Á Châu Tự Do (RFA). Họ bảo với tôi là nếu còn trả lời phỏng vấn với Ðài thì họ sẽ bắt.

Nguyễn Khanh: Khi nghe công an nói như vậy, Mục Sư trả lời như thế nào?
MS Nguyễn Công Chính: Tôi trả lời rằng tôi được quyền trả lời phỏng vấn cho Ðài, vì luật không có cấm. Thứ nhất, công dân Việt Nam có quyền được làm những điều luật không cấm, thứ hai tôi được quyền trả lời phỏng vấn vì đó là những sự kiện, những chuyện tôi bị áp bức, tôi phải nói lên tiếng nói lương tâm, và tôi được quyền phát biểu chính kiến của mình, con nếu các anh cấm thì tôi yêu cầu các anh có văn bản và ký tên, ghi rõ chức danh và có con dấu đàng hoàng.
Khi có văn bản cấm đó thì tôi sẽ thực hiện, còn chưa có thì tôi vẫn tiếp tục, vì quyền phát biểu của tôi được hiến pháp Việt Nam và công ước quốc tế công nhận. Cho nên vấn đề tôi làm là điều hoàn toan phù hợp với hiến pháp và với công ước quốc tế, chứ tôi không đi ngược lại lợi ích của dân tộc và luật pháp.

Cho nên dù họ đe dọa bắt bỏ tù hay sẽ làm một điều gì đó thì tôi vẫn tiếp tục lên tiếng vì trong suốt 20 năm trời qua, tôi là người mất quyền công dân, không có hộ khẩu, không có giấy chứng minh. Tôi là một người Việt Nam mà không được thừa nhận là người Việt Nam.
Hiện bây giờ, cả gia đình, con cái tôi đều đang sống ở thành phố Pleiku nhưng không được giấy cư trú, công an khu vực không cấp sổ tạm trú, tôi đến đăng ký thì không trả lời cho cũng không trả lời không cho. Công an thành phố và công an tỉnh đều nói không muốn tôi ở thành phố Pleiku.

Tôi là một công dân Việt Nam, được sinh ra ở đất nước Việt Nam mà không được công nhận là người Việt Nam. Tôi coi đó là một điều sỉ nhục, một điều rất buồn và trước những quyền lợi bị mất mát như vậy, tôi tiếp tục phải đấu tranh.
Nguyễn Khanh: Mục sư có liên hệ với Giáo Hội Menonite Quốc Tế, hay Giáo Hội Menonite Hoa Kỳ để xin can thiệp hay không?

MS Nguyễn Công Chính: Tôi có liên lạc với Menonite Hoa Kỳ cũng như Menonite Bắc Mỹ nhưng họ chỉ làm trong khả năng thôi, chứ không thể vượt quá được. Suốt từ năm 2003 đến giờ Giáo Hội Menonite của chúng tôi ở Việt Nam liên tục bị trấn áp, bị bắt bớ, bị canh gác, và nhiều anh em mục sư, truyền đạo bị bắt bỏ tù, như trường hợp của Mục Sư Garan Chê bị đưa đi trại giáo dục ở Dak Nong 2 năm.

Trước đó vào năm 2004 có nhiều anh em chúng tôi bị bắt, họ nói rằng chúng tôi hoạt động FULRO, nhưng hôm 20 tháng Năm vừa rồi khi gặp cơ quan an ninh, tôi yêu cầu họ đưa ra các chứng cớ chúng tôi hoạt động FULRO, thì khi họ đưa hồ sơ ra thì chúng tôi thấy ngay cả cơ quan an ninh cũng không có một chứng cứ nào xác định chúng tôi hoạt động FULRO cả, mà họ chỉ nói là chúng tôi sinh hoạt tôn giáo mất an ninh, mất trật tự và họ bắt đi trại cải tạo.
Thành thử chúng tôi thấy rất vô lý, họ đang vi phạm luật pháp một cách nghiêm trọng, mà chúng tôi là những người dân nên bị áp bức, tiếng nói của chúng tôi thì nhỏ bé, mình không vi phạm luật nhưng chính quyền cứ vu khống mình là vi phạm, còn công an thì ngang nhiên vi phạm luật pháp thì không sao cả.

Nguyễn Khanh: Tại sao nhà nước vẫn cố tình liên kết Mục Sư và các truyền đạo khác hoạt động cho FULRO và DEGA?
MS Nguyễn Công Chính: Phần đông Hội Thánh Menonite chúng tôi là người sắc tộc, và mọi sinh hoạt niềm tin của chúng tôi phát triển, bên cạnh đó, Giáo Hội chúng tôi sống hoàn toàn thuần túy độc lập, không thỏa hiệp với chính quyền.
Vì những lý do đó cho nên họ đưa ra vấn đề FULRO, DEGA chỉ để có cớ đàn áp các Hội Thánh Menonite của chúng tôi ở Vùng Tây Nguyên nói riêng, và ở tại Việt Nam nói chung. Họ có cái cớ như vậy chỉ để trấn áp, chứ thực chất tôi cam đoan rằng tất cả các Hội Thánh chúng tôi và đặc biệt là với cộng đồng người sắc tộc, không có vấn đề họ theo FULRO, và nếu có theo FULRO thì từ thời kỳ năm 1997 đến năm 2002 đã kết thúc rồi, không còn nữa.

Người sắc tộc chỉ đấu tranh cho quyền của họ thôi, đấu tranh cho đất đai nhà cửa, cho quyền thờ phượng Chúa thôi. Cho nên tối thấy rõ là họ trấn áp, họ cho rằng tôi hoạt động, liên hệ với các tổ chức người Thượng bên ngoài, cấu kết quan hệ với các tổ chức của Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa, với Hội Biệt Kích, là những tổ chức bên ngoài mà họ coi là phản động.

Tôi thấy đây là một chuyện vô lý, vì tôi quan hệ như vậy vì thứ nhất, tôi cần thông tin về vấn đề nhân đạo, giúp cho những người Cựu Chiến Binh Việt Nam Cộng Hòa có thể đi theo diện HO, hoặc những người bị kẹt lại, những người Biệt Kích bên này còn bị kẹt lại, cần thông tin để tư vấn, giúp họ về công tác xã hội.

Ðối với cộng đồng người Thượng bên Mỹ, tôi liên hệ để biết các thông tin giúp cho những người Thượng đang ở Việt Nam thôi, chứ tôi không cấu kết phản động, chống phá gì cả. Họ đánh phủ đầu, họ vu khống chúng tôi là hoạt động phá hoại, tham gia đài RFA, trả lời phỏng vấn v.v… là phản động.

Họ trấn áp dự lắm, tôi đành chấp nhận thôi, vì mình bây giờ là một công dân mà không được thừa nhận, tất cả các quyền của mình đều bị mất, thì tôi sống cảnh y như cá chậu chim lồng thôi. Cho dù họ hành xử như thế nào thì tôi vẫn chấp nhận. Khi tôi quyết định trả lời phỏng vấn để nói lên tiếng nói lương tâm, nói lên những áp bức, nói lên những đau khổ, nói lên quyền lợi của mình đang bị xâm phạm.

Nguyễn Khanh: Mục Sư đang gắp khó khăn như vậy thì làm sao có thể liên hệ được với tín đồ, liên hệ được với những Mục Sư, Các Nhà Truyền Ðạo khác?
MS Nguyễn Công Chính: Từ ngày mùng 3 tháng Tám 2006 đến giờ tôi không thể đến với các Hội Thánh đại phương được. Các Hội Thánh địa phương nằm ở vùng sâu vùng xa, đến đó rất nguy hiểm cho tôi. Tôi đã từng bị an ninh bao vây trong rừng cao su đến 2, 3 giờ sáng mới thoát ra được.

Cho nên tôi chỉ liên hệ qua điện thoại để cầu nguyện, để giảng qua điện thoại. Dù kinh tế của tôi rất eo hẹp, nhưng phải cố gắng để chia sẻ lời Chúa, để khích lệ anh em trung tín, cầu nguyện làm tròn trách nhiệm của người dân đối với quốc gia.
Tôi không thể trực tiếp đi đến tận nơi để làm việc cho Hội Thánh vì chính quyền không công nhận tôi la Mục Sư, dù có giấy của Menonite thế giới công nhận, có văn bằng đàng hoàng, nhưng họ tịch thu hết. Cả thẻ mục sư của tôi họ cũng thu không chịu trả, giấy khai sanh họ cũng thu, điện thoại họ cũng thu, máy ảnh họ cũng thu, xe Honda của tôi họ cũng thu.

Tất cả mọi thứ tài sản họ tịch thu hết, hơn một năm rồi cũng không trả và chẳng có quyết định nào tịch thu chính thức. Ngay cả kinh thánh họ cũng thu mà không trả lại, kể cả cái nhà của tôi đang ở trị giá chỉ có 100 triệu thôi, họ bắt tôi để điều tra xem tiền đâu mua nhà, được tổ chức nào ủng hộ.

Tôi bảo với họ cái nhà tôi trị giá có 100 triệu thôi, sao các ông không đi điều tra các quan chức, cán bộ tài sản có bạc tỷ thì tại sao các không điều tra. Họ cô lập nên đời sống của chúng tôi rất khó khăn, chúng tôi xin quý vị, đặc biệt xin Cộng Ðồng Cơ Ðốc Nhân trên toàn thế giới cầu nguyện nhiều cho chúng tôi.
Nguyễn Khanh: Cám ơn Mục Sư Nguyễn Công Chính.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Tình trạng hiện tại của Mục sư Chính và phản ứng của người nhà thiếu tá Võ Thị Hiền
Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 21-9-2006)
Băng ghi âm Công an Gia Lai thẩm vấn Mục sư Nguyễn Công Chính (phần 1)
Băng ghi âm Công an Gia Lai thẩm vấn Mục sư Nguyễn Công Chính (phần 1)
Công an liên tiếp gây khó khăn đối với Mục sư Nguyễn Hồng Quang
Anh Trần Đình Nguyên bị câu lưu thẩm vấn vì đã đến thăm mục sư Nguyễn Công Chính
Công an Gia Lai lột truồng Mục sư Nguyễn Công Chính để tìm kiếm thiết bị thu âm
Băng ghi âm Công an thẩm vấn và đánh đập Mục sư Nguyễn Công Chính (phần 3)
Mục sư Nguyễn Công Chính liên tục bị công an bắt bớ, hành hung

Phạm Hồng Sơn: Rất Ðáng Bị Lên Án

Ngày 29, Tháng 5



Rất Ðáng Bị Lên Án
Phạm Hồng Sơn

Báo Nhân dân (cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt nam) ngày 25/05/2007 đã đăng một tài liệu trong chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tài liệu đó nguyên văn như sau:


“Phải giữ kỷ luật"
Hồ Chí Minh

"Lợi ích của dân tộc, gồm có lợi ích của Đảng. Lợi ích của Đảng, gồm có lợi ích của đảng viên. Vì vậy, sự phát triển và thành công của Đảng, một mặt tức là thành công của dân tộc, một mặt tức là thành công của đảng viên. Vì vậy, chỉ có khi Đảng thành công và thắng lợi, thì đảng viên mới có thể thành công và thắng lợi. Chính vì vậy mà đảng viên cần phải hy sinh lợi ích của mình cho lợi ích chung của Đảng.

Không ai bắt buộc ai vào Đảng làm chiến sỹ xung phong. Đó là do sự “tự giác”, lòng hăng hái của mỗi người mà tình nguyện làm đảng viên, làm chiến sỹ xung phong. Đã vậy, thì mỗi người đảng viên phải cố gắng cho xứng đáng là một người trong những người đại biểu của dân tộc.

Nhất là những người cán bộ và lãnh tụ, càng phải làm cho xứng đáng lòng tin cậy của Đảng, của dân tộc. Càng phải làm gương cho tất cả đảng viên, tất cả quần chúng noi theo.

Cũng vì lợi ích của dân tộc, mà Đảng cần phải khuyến khích và khen thưởng những ưu điểm và tài năng của đảng viên. Cần phải giúp cho họ học hành, giúp cho họ làm việc và tùy theo hoàn cảnh mà giúp họ về mặt sinh hoạt, trong lúc ốm đau. Khiến cho họ ham làm việc, vui làm việc. Nói tóm lại: mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải hoàn toàn phục tùng lợi ích của Đảng. Không nên có mục đích cá nhân. Không nên vì cá nhân mà yêu cầu Đảng cái này cái khác, hoặc trách móc Đảng không giúp đỡ mình, không khen thưởng mình.

Đồng thời, bất kỳ hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn luôn ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, trí thức và chính trị của mình. Luôn luôn giữ kỷ luật. Luôn luôn xứng đáng một người cán bộ, một người đảng viên.”


* Hồ CHí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà nội, 1995, T5 trang 253.


Trong bài viết này, Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã đưa ra mối liên hệ có tính lô-gíc nhân quả một chiều giữa 03 chủ thể (Dân tộc, Đảng, Đảng viên) làm cơ sở cho những lập luận và kiến giải tiếp theo, đó là “Lợi ích của dân tộc, gồm có lợi ích của Đảng. Lợi ích của Đảng, gồm có lợi ích của đảng viên “ lợi ích từ cái toàn cục ( dân tộc) đến cái bộ phận lớn (đảng), từ cái bộ phận lớn (đảng) đến cái bộ phận nhỏ hơn ( đảng viên). Nhưng, tiếp theo Hồ Chí Minh kết luận “Vì vậy, sự phát triển và thành công của Đảng, một mặt tức là thành công của dân tộc, một mặt tức là thành công của đảng viên “, trong kết luận này, Hồ Chí Minh đã đi ngược trật tự lô-gíc ban đầu giữa chủ thể 1 (Dân tộc) và chủ thể 2 (Đảng) khi cho rằng lợi ích (sự phát triển và thành công) của cái bộ phận lớn (đảng) là lợi ích của cái toàn cục (dân tộc). Như thế, rõ ràng Hồ Chí Minh đã nhầm lẫn lớn hoặc đã cố tình đánh tráo trật tự lô-gíc cơ sở ban đầu để đi đến một kết luận sai lầm “Vì vậy, sự phát triển và thành công của Đảng, một mặt tức là thành công của dân tộc”. Kết luận này chỉ có thể là một khả năng chứ không thể là một hệ quả tất yếu. Có thể tài sản và quyền lực của đảng cộng sản ngày càng gia tãng nhưng dân tộc lại chịu thất bại với những vấn đề nan giải (tài nguyên và ngân sách quốc gia bị đục khoét, môi sinh bị hủy hoại, bất công xã hội gia tãng, giá trị đạo đức xã hội bị đảo ngược,…). Đến kết luận thứ hai “Vì vậy, chỉ có khi Đảng thành công và thắng lợi, thì đảng viên mới có thể thành công và thắng lợi”, thì Hồ Chí Minh đã loại bỏ hoàn toàn chủ thể 01 (Dân tộc, chủ thể bao trùm toàn bộ) bằng cụm từ khẳng định “ ,chỉ có khi Đảng…” và cũng là sự phủ nhận tác động của chủ thể 01 (dân tộc) với chủ thể 03 (đảng viên) để chỉ nói đến mối liên quan lô-gíc thứ hai giữa chủ thể 02 (đảng, cái bộ phận lớn) và 03 (đảng viên, cái bộ phận nhỏ hơn) và từ đó đi ngay đến kết luận cuối cùng “Chính vì vậy mà đảng viên cần phải hy sinh lợi ích của mình cho lợi ích chung của Đảng.”

Cách lý luận có hình thức lô-gíc nhưng sai lầm này, thường được các nhà học thuật gọi là sự ngụy biện hay thuật ngụy biện. Kết luận cuối cùng vừa dẫn dễ làm cho người đọc hoặc đảng viên (cộng sản) ngộ nhận rằng sự hy sinh cho đảng cộng sản cũng tức là hy sinh cho dân tộc. Đây là một sự ngộ nhận vô cùng nguy hiểm cho dân tộc. Khi bị ngộ nhận như thế, các đảng viên và dân chúng dễ dàng trở thành các tín đồ xả thân cho mọi tham vọng của đảng với một niềm tự hào nhầm lẫn “ vì dân tộc”, bất chấp các hậu quả khôn lường cho xã hội, dân tộc. Thuật ngụy biện thường được áp dụng trong tuyên truyền của các đảng phái cực đoan trên thế giới đã gây hậu quả thảm khốc cho dân tộc đó hoặc nhân loại như đảng Quốc xã của Hitler (nạn diệt chủng Do thái, gây chiến thế giới), đảng cộng sản Khmer đỏ (nạn diệt chủng tại Cam-pu-chia) , đảng cộng sản Trung quốc (thảm họa trong Cách mạng Văn hóa, Chương trình đại nhảy vọt,…)

Quyền lợi hay lợi ích của một đảng phái không và không bao giờ đồng nhất hoàn toàn với quyền lợi và lợi ích của cả một dân tộc, do đảng phái đó chỉ là tập hợp của một số người, trong khi toàn thể dân tộc là tập hợp của rất nhiều cá nhân khác, các nhóm người khác, các hội đoàn, đảng phái khác có quan điểm và lợi ích hoàn toàn khác với đảng phái đó. Cho dù đảng đó có tuyên ngôn, tuyên bố là “chỉ vì lợi ích của dân tộc” hay “ngoài lợi ích dân tộc, không có lợi ích gì khác” thì cái thực tế đa nguyên sống động của xã hội loài người (thế giới tự nhiên) cũng không thể đồng nhất được với bất kỳ một đảng phái “tốt đẹp” nào.

Phần tiếp theo của tài liệu kể trên chỉ là sự diễn giải tiếp nối 03 kết luận sai lầm đã dẫn, có mục đích rõ ràng là làm cho người đảng viên cộng sản Việt nam “ cần phải hy sinh lợi ích của mình cho lợi ích chung của Đảng” và “không nên vì cá nhân mà yêu cầu Đảng cái này, cái khác, hoặc trách móc Đảng không giúp đỡ mình, không khen thưởng mình”.

Với tư cách là người sáng lập ra đảng cộng sản và là chủ tịch đảng lúc đó, Hồ Chí Minh cố gắng lý luận, kể cả ngụy biện như trên để thuyết phục, kêu gọi sự trung thành, hy sinh của các đảng viên của ông cũng là điều dễ hiểu. Nhưng với tư cách là một chủ tịch nước, sự lập luận và kêu gọi đó của Hồ Chí Minh đã là sự tổn hại đến lợi ích của Dân tộc, điều đó là hoàn toàn không thể chấp nhận.

Ngay cả đã vào đảng, mỗi đảng viên cộng sản, trước hết, cũng đều là một công dân của nước Việt nam, là con của dân tộc Việt nam, vì vậy sự trung thành hay hy sinh cho đảng của các đảng viên cộng sản chỉ đúng đắn khi sự trung thành, hy sinh đó phù hợp với quyền lợi và lợi ích của dân tộc. Mỗi đảng viên cộng sản cho dù phải tuyên thệ và bị ràng buộc vào điều lệ đảng thì họ vẫn luôn còn đầy đủ quyền tự do của một công dân, vẫn luôn còn lương tâm của một con người để dám khước từ những hành động có lợi cho đảng nhưng có hại cho dân tộc và sẵn sàng đảm nhận hành động có lợi cho dân tộc cho dù ảnh hưởng tới đảng. Trong đêm trường phong kiến của phương Đông trước đây, các bậc sĩ phu cũng đã tự răn mình “Tòng đạo bất tòng quân” (làm theo đạo lý, lẽ phải chứ không làm theo vua). Chính vì vậy mà mọi âm mưu hay thủ đoạn nhằm ức chế, triệt tiêu quyền tự do hay lương tâm của đảng viên muốn hành động vì lợi ích dân tộc đều rất đáng bị lên án.

Phạm Hồng Sơn
28/05/2007

http://i38.photobucket.com/albums/e113/diendantudodanchu/
http://i38.photobucket.com/albums/e113/diendantudodanchu/viet_cong/th_hcm_liar.gif

Tổng thống Bush gặp gỡ đại diện các tổ chức tranh đấu cho dân chủ Việt Nam

Tổng thống Bush gặp gỡ đại diện các tổ chức tranh đấu cho dân chủ Việt Nam
2007.05.29



Bấm vào đây để nghe bản tin này
Tải xuống để nghe

Tổng thống Bush gặp gỡ đại diện các tổ chức tranh đấu trước khi tiếp đón Chủ tịch VN Nguyễn Minh Triết? Hình trên: Tổng thống Hoa Kỳ và đệ nhất phu nhân trước Nhà thờ Cửa Bắc, Hà Nội, tháng 11-2006. AFP PHOTO.

Nguồn tin có thẩm quyền cho Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do biết một buổi gặp gỡ cấp cao giữa hành pháp với một số đại diện các tổ chức dân chủ Việt Nam.
Buổi gặp mặt sẽ diễn ra ngay tại Nhà Trắng vào lúc 2 giờ chiều ngày hôm nay, giờ Washington, tức 1 giờ sáng ngày mai, giờ Việt Nam và kéo dài trong khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Ban Việt Ngữ được biết buổi gặp gỡ sẽ khởi đầu với cuộc thảo luận giữa ông Phụ Tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Ðặc Trách Chiến Lược Toàn Cầu Elliott Abrams và phái đoàn 4 người Việt Nam được mời tham dự gồm các ông Ðỗ Hoàng Ðiềm, Chủ Tịch Ðiều Hành Ðảng Việt Tân, ông Ðỗ Thành Công, thành viên ban lãnh đạo Ðảng Dân Chủ Nhân Dân, ông Lê Minh Nguyên, Trưởng Ban Ðiều Hành Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ Tịch Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản.

Sau đó, đoàn đại diện cho các tổ chức tranh đấu và vận động dân chủ cho Việt Nam sẽ được mời gặp Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush.

Tổng thống Bush muốn trực tiếp tìm hiểu

Một nguồn tin khác cũng yêu cầu được dấu tên còn nói có khả năng trong khi thảo luận với các đại diện của các tổ chức tranh đấu cho dân chủ Việt Nam tại Nhà Trắng, đích thân Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ gọi điện nói chuyện với một nhà tranh đấu cho dân chủ hiện đang sinh sống ở Việt Nam.

Vẫn theo viên chức này, Tổng Thống George W. Bush cũng sẽ yêu cầu những người có mặt trong buổi tiếp xúc với ông chiều nay đưa ra những đề nghị cụ thể, để Hoa Kỳ có thể đóng góp tích cực hơn cho các nỗ lực xây dựng dân chủ, tự do cho Việt Nam.
Một nguồn tin khác cũng yêu cầu được dấu tên còn nói có khả năng trong khi thảo luận với các đại diện của cộng đồng Việt Nam tại Nhà Trắng, đích thân Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ gọi điện nói chuyện với một nhà tranh đấu cho dân chủ hiện đang sinh sống ở Việt Nam.

Ðến bây giờ, danh tánh của người sẽ nói chuyện qua điện thoại với Tổng Thống Bush vẫn chưa được tiết lộ.
Ban Việt Ngữ chúng tôi sẽ theo dõi sát tin này, và gửi đến quý thính giả những chi tiết chúng tôi ghi nhận được trong chương trình phát thanh sáng mai. Mong quý vị đón nghe.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia

Các tin, bài liên quan
Dân biểu Earl Blumenauer từ chức chủ tịch nhóm dân cử quan tâm tới Việt Nam
Việt Nam và Hoa Kỳ thảo luận về chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết
Lễ kỷ niệm lần thứ 13 Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tại thượng viện Hoa Kỳ
Phỏng vấn Dân Biểu Chris Smith về nhân quyền tại Việt Nam
Thương giới Mỹ có ấn tượng sâu sắc về thị trường Việt Nam
Hoa Kỳ quan ngại trước việc Việt Nam gia tăng đàn áp đối lập
Đàm phán Nhân quyền, Dân chủ Việt–Mỹ khai diễn ở Washington
Hoa Kỳ đồng ý bán cho Việt Nam nhiều dịch vụ và khí cụ quốc phòng
Bài viết của Đại sứ Michael W. Marine về nhân quyền ở Việt Nam
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế

Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế
Tôn Thất Thiện

Cần xét lại lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Trong thời gian gần đây, có người đề xướng xét lại lịch sử của Việt Nam dưới tất cả các khía cạnh của nó, một cách gắt gao, "không khoan nhượng".

Ý niệm "không khoan nhượng" gồm có hai phần :

1. Sẵn sàng gạt sang một bên tất cả những huyền thoại, tiên kiến, định kiến, thành kiến, ảo tưởng, mơ mộng, dù là đẹp đẽ, đáng qúy, đáng tôn, đáng kính đến đâu ;

2. Rà soát, kiểm tra lại tất cả các sự kiện một cách kỹ càng, và phân tách các vấn đề một cách vô tư, khoa học để đi đến những kết luận hoàn toàn vững chắc, hợp với thực tại và với lô-gích
.

Đề xướng trên đây rất hợp thời.

Một trong những vấn đề của lịch sử Việt Nam cần được xét lại lúc này liên quan đến chế độ cộng sản. Vấn đề này cần được xét lại vì, trong mấy thập niên qua, các cơ quan truyền tin, ấn loát bị những thế lực "tiến bộ", thiên cộng, với sự hỗ trợ của bộ máy tuyên truyền quy mô của các cường quốc cộng sản, đã chi phối dư luận và tô vẽ ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam như là những phần tử "quốc gia" Việt Nam, và tình trạng nước Việt Nam và dân Việt Nam chỉ có thể cải thiện được nếu họ đắc thắng và nắm được quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Năm 1975, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thắng và mở rộng quyền hành của họ trên toàn cõi Việt Nam. Nhưng trong 30 năm qua, tình hình không đuợc như những kẻ đánh bóng cộng sản đã xác quyết. Trái lại, chế độ toàn trị, "cách mạng", và "xã hội chủ nghĩa" cộng sản không những đã cản trở sự phát triển của nước Việt Nam, đè ép nhân dân Việt Nam còn nặng hơn nữa, gây chống đối không những trong hàng ngũ nhân dân, mà ngay cả trong hàng ngũ của đảng viên, cán bộ kể cả những cán bộ đã có công lớn với chế độ. Số người này lại càng ngày càng đông, và sự chống đối của họ lại càng ngày càng mạnh và công khai.

Tình trạng trên đây đòi hỏi phải đặt vấn đề về sự ca tụng cộng sản trong những năm trước 1975. Cần xét lại quá trình của cộng sản ở Việt Nam, nhất là nay sự cứu xét có thể khách quan hơn, nhờ những tiết lộ xuất phát từ ngay trong hàng ngũ đảng cộng sản, của những người đã bỏ đảng, thoát ra ngoài vòng phong tỏa, đe dọa của công an, mật vụ cộng sản, nay được phát biểu tự do, hoặc cán bộ còn trong nước nhưng lên tiếng được nhờ họ chiếm điạ vị, chức vụ quan trọng.

Gần đây, các anh Nguyễn Gia Kiểng và Nguyễn Văn Thế đã có nói về một số khía cạnh của lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. (Nguyễn Gia Kiểng, "Huyền Thoại Hồ Chí Minh", Thông Luận tháng 6, 2004, "Chủ nghĩa cộng sản đến Việt Nam như thế nào ?", Thông Luận tháng 7+8, 2004 ; Nguyễn Văn Thế : "Tại sao đảng cộng sản Việt Nam thắng ?", Thông Luận, tháng 6, 2004).

Có một khía cạnh nữa, rất căn bản ngày nay, cần được soi sáng, để cho mọi người thấy rõ sự thật, nhất là những người đã gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam vì tin lời của lãnh tụ đảng. Đó là liên quan giữa ông Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đệ Tam Quốc tế. Họ đã nghe những lãnh tụ này quả quyết rằng những mục tiêu mà Đảng công bố là mục tiêu của họ - độc lập, tự do, hạnh phúc, công bằng xã hội, v.v. - nhưng ngày nay, những chủ trương, chính sách, hành động, xử trí của đảng mà họ được mục kích lại trái ngược với những gì mà đảng đã hằng tuyên bố. Điều đã đưa họ vào tình trạng này là khi họ gia nhập hay ủng hộ Đảng Cộng Sản Việt Nam, họ không biết rõ rằng họ bị Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam kéo họ vào một tổ chức sẽ nuốt trôi họ, biến họ thành những công cụ của nó. Tổ chức đó là Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản (Komintern, hay Comintern).

Người cộng sản Việt Nam, một công cụ của Liên Xô

Đệ Tam Quốc Tế được thành lập năm 1919. Nó là con đẻ của Lênin. Ông này, sau khi cướp được chính quyền ở Nga, mà ông ta hoàn toàn chi phối qua một đảng "bôn sê vích", muốn có một tổ chức tương tự bao trùm toàn cầu để ông ta có thể chi phối cả toàn cầu. Theo quan niệm của ông, đảng "bôn sê vích" phải là một đảng tổ chức theo lối quân đội, với kỷ luật sắt, với một hệ thống chỉ huy chặt chẽ, và một bộ tư lệnh toàn quyền. Đệ Tam Quốc Tế phải là một đội binh cộng sản quốc tế.

Những điều kiện gia nhập có 21 điều kiện - được ấn định trong Đại hội thế giới của Đệ Tam Quốc Tế năm 1920. Đây là những điều lệ mà chắc là phần đông, nếu không nói chẳng có ai, trong đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam biết đến, khi gia nhập đảng. Nhưng những điều này đuơng nhiên đặt Đảng Cộng Sản Việt Nam dưới sự lệ thuộc hoàn toàn của Đệ Tam Quốc Tế, nghĩa là của Liên Xô, trên ba bình diện cơ chế, mục tiêu, và đường lối.

Trước hết, về mặt cơ chế, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chấp nhận nguyên tắc "tập trung dân chủ", về nội bộ của đảng, cũng như trong liên lạc với Đệ Tam Quốc Tế.

- Điều 12 nói : "Tất cả các đảng thuộc Đệ Tam Quốc Tế phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ".

- Điều 16 nói : "Tất cả các quuyết nghị của các Đại hội thế giới Đệ Tam Quốc Tế, cùng các quyết nghị của Ủy Ban Chấp Hành của Đệ Tam Quốc Tế, đều ràng buộc các đảng gia nhập Đệ Tam Quốc Tế".

- Điều 21 nói : "Đảng viên nào phủ nhận các điều kiện và cương lĩnh của Đệ Tam Quốc Tế sẽ bị loại ra khỏi đảng".

- Theo điều 17, các đảng thành phần của Đệ Tam Quốc Tế chỉ là những chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, vì Đệ Tam Quốc Tế "không phải là một tập hợp của những chi bộ quốc gia, mà là một tổ chức quốc tế thống nhất".

- Điều 13 nói rằng các quyết định của Ủy Ban Chấp Hành "có tính cách ép buộc đối với các chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế và phải được thi hành mau chóng".

Ở Ủy Ban Chấp Hành Đệ Tam Quốc Tế (ECCI), trong số 10-12 ủy viên, mỗi đảng lớn được hai ghế, còn các đảng nhỏ không có ghế nào, chỉ có quyền được tham khảo. Liên Xô đương nhiên dành cho mình 5 ghế, cùng chức vị chủ tịch Ủy Ban Chấp Hành vì Liên Xô là quốc gia tiếp nhận tổ chức. Trên Ủy Ban Chấp Hành là một Chủ Tịch Đoàn (Presidium) mà quyền hành còn lớn hơn nữa. Người giữ chúc chủ tịch đoàn này luôn luôn là một người rất thân cận của tổng bí thư Liên Xô, (đến năm 1924 là Lênin, và sau đó là Stalin).

Sự lệ thuộc của các đảng cộng sản đối với Đệ Tam Quốc Tế được tăng cường thêm với điều 1 và điều 15. Theo điều 1, tuyên truyền và vận động phải có tính cách thực sự cộng sản, không đuợc mang tính cách quốc gia, và phải "phù hợp với chương trình và quyết định của Đệ Tam Quốc Tế". Theo điều 15, "các đảng phải lập chương trình thích ứng với điều kiện của nước và đúng với những nghị quyết của Đệ Tam Quốc Tế", nghĩa là chương trình của mỗi đảng phải được "một Đại hội của Đệ Tam Quốc Tế hay Ban Chấp Hành chấp thuận".

Năm 1928, Nội quy Đệ Tam Quốc Tế lại có thêm một điều, điều 29, buộc Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của mỗi đảng phải trình lên ECCI biên bản và phúc trình về công việc của đảng đó, và phải được ECCI chấp thuận trước khi đảng đó họp đại hội.

Về hệ thống chỉ huy, theo điều 30 của Nội quy 1928, các cán bộ lãnh đạo của một đảng chỉ được từ chức nếu được phép của ECCI ; sự chấp thuận của Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của Đảng đó không đủ. Về cơ cấu và phương pháp làm việc của các đảng hội viên thì Đệ Tam Quốc Tế nói rõ rằng "mỗi đảng cộng sản phải lệ thuộc sự lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế” và “các chỉ thị và quyết định của Đệ Tam Quốc Tế ràng buộc các đảng và, tất nhiên mỗi đảng viên của các đảng đó". Hơn nữa, "Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của một đảng chịu trách nhiệm với Đại hội của Đảng và ECCI". Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, thỉnh thoảng Đệ Tam Quốc Tế gởi "phái viên" đi dự Đại hội của các đảng.

Theo điều 9 của Nội lệ của ECCI năm 1928, liên hệ giữa các đảng hội viên và các cơ quan trung ương của Đệ Tam Quốc Tế theo nguyên tắc thống nhất và kỷ luật vô sản. ECCI là thượng cấp và các đảng là thuộc cấp, chớ không bình đẳng. ECCI có quyền đòi một đảng hội viên trục xuất một nhóm hay một đảng viên vi phạm kỷ luật, hoặc trục xuất một đảng vi phạm quyết định của Đai hội Đệ Tam Quốc Tế.

Phải từ bỏ tinh thần quốc gia

Theo những điều kiện trên đây, một người Việt gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam đương nhiên mất hết quyền quyết định về vận mạng Việt Nam, hay của chính mình ! Và từ lúc thành lập và tự nhận là một bộ phận của Đệ Tam Quốc Tế, năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phải từ bỏ một số chủ trương và tuân theo một số chủ trương khác.

Trước hết, về mục tiêu, chủ tịch Zinoviev nói rằng Đệ Tam Quốc Tế là "một đảng duy nhất, với chi bộ ở các quốc gia". Lênin giải thích rằng Đệ Tam Quốc Tế là "một đội quân vô sản quốc tế" mà nhiệm vụ là "thực hiện cách mạng vô sản quốc tế, thiết lập một Cộng Hòa Sô Viết Quốc Tế". Kamenev, một viên chức cao cấp của tổ chức, nói : cần có một ban tham mưu quốc tế để lãnh đạo đội quân cách mạng quốc tế này, và "Đệ Tam Quốc tế là Ban Tổng Tham Mưu của đội quân này".

Kế đến, đảng đó phải từ bỏ những quan điểm cải lương, hòa bình, và quốc gia. Theo điều 2 của Quy chế Đệ Tam Quốc Tế, tổ chức nào xin gia nhập Đệ Tam Quốc Tế "phải loại trừ tất cả những người có quan điểm cải lương và "đứng giữa" và thay thế họ bằng những người cộng sản". Theo điều 17, Đệ Tam Quốc Tế "cương quyết tuyên chiến với toàn thể thế giớí trưởng giả (bourgeois), và tất cả các đảng dân chủ xã hội". Và theo điều 6, một đảng xin gia nhập Đệ Tam Quốc Tế phải "khước từ mọi tinh thần ái quốc, và cả tinh thần chuộng hòa bình về mặt xã hội". Người cộng sản phải từ chối "dân chủ tiểu tư sản" và phương thức không cách mạng (không bạo động).

Một khi đã thâu nhận chủ thuyết Lênin, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải loại bỏ tất cả các tư tưởng cải lương, chuộng hòa bình, tinh thần quốc gia, chấp nhận bạo động và độc tài vô sản.

Áp dụng bạo lực là một trong những chủ trương chính của Lênin. (Quan điểm này đã được ông ta trình bày rất rõ ràng trong tác phẩm Quốc Gia Và Cách Mạng). "Độc tài vô sản" được ông ta định nghĩa là "sử dụng bạo lực không chấp nhận một giới hạn nào cả, bất chấp tất cả các luật lệ". Về tinh thần quốc gia và tinh thần quốc tế, Lênin gạt bỏ tinh thần quốc gia, cho đó là môt quan niệm của giới truởng giả (bourgeois), và người cộng sản chỉ biết có một loại tinh thần quốc tế, đó là "chung sức với các người cộng sản khác để chuẩn bị, tuyên truyền, và gia tốc thực hiện cách mạng vô sản quốc tế". Ông ta kêu gọi những người cộng sản trên khắp thế giới "tiếp tay với Liên Xô tổ chức một đạo quân thống nhứt để thực hiện cuộc cách mạng vô sản thế giới và thiết lập một Cộng Hòa Sô Viết toàn cầu". Lênin đòi hỏi người cộng sản phải tuyệt đối trọng kỷ luật. Vi phạm kỷ luật là bội phản giới vô sản. Ông ta nói : "không tuân kỷ luật là giải giới vô sản... người nào vi phạm một tý ty kỷ luật sắt của đảng vô sản là... tiếp tay cho giới trưởng giả chống vô sản".

Hình thức dân tộc, nội dung quốc tế

Trên đây là phần tư tưởng, chủ trương, đường lối, chiến lược và tổ chức. Về phương diện chiến thuật, phương thức cách mạng, thì các cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được nghe nhiều, và được huấn luyện theo đó. Chiến thuật, đặc biệt là chiến thuật cướp chính quyền có thể nói là phần quan trọng nhứt trong chủ nghĩa Lênin; đó là môn sở trường nhất của Lênin. Nó cũng là môn sở trường nhất của Hồ Chí Minh, người được công nhận là một đệ tử xuất sắc nhứt của Lênin. Và ông Hồ đã truyền lại những mánh khóe "cách mạng" cho đàn em trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Những giáo huấn chính của Lênin về lãnh vực này được trình bày trong tác phẩm "Cộng sản tả khuynh, căn bệnh của cộng sản ấu trĩ". Trong tác phẩm này Lênin nói về những phương thức, thủ đoạn, xảo quyệt, để nắm bá quyền trong các tổ chức, và cướp chính quyền. Các đảng viên cán bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam chắc được học nhiều, nghe nhiều về những điều này, tưởng không cần lặp lại ở đây. Chỉ có ba điều cần nhấn mạnh.


Điều thứ nhất là sự sử dụng bạo lực. Lênin dạy đàn em phải sử dụng bạo lực triệt để, và chỉ có bạo lực mới giải quyết mọi vấn đề. Đó là "bạo lực cách mạng".

Điều thứ nhì là quan niệm cộng sản về đạo đức. Lênin dạy đàn em rằng đạo đức của người cộng sản là có thể làm bất cứ điều gì, miễn là có lợi cho đảng cộng sản.

Điều thứ ba, căn bản nhất, là thủ đoạn mang mặt nạ, lường gạt kẻ khả tín, thực hiện cách mạng thế giới qua nhiều giai đoạn, nhưng thủ đoạn này rất tế nhị, ít người thấy được rõ. Đó là : "chiến lược không thay đổi, nhưng chiến thuật thì thay đổi hoài hoài". Đặc biệt là phải áp dụng những hình thức khác nhau, để đánh lạc hướng địch nhân, mà ngay cả những người đồng minh, hay những người theo mình không phải vì họ thích chủ nghĩa cộng sản, làm cho họ không thấy được mình đang thực sự làm gì, dẫn họ đi đâu.


Thủ đoạn trên đây được ghi trong một văn kiện rất dài nói về "chính sách mới" của đảng, tháng 10, năm 1936 :

"Đảng Cộng Sản Đông Dương là chi bộ của Quốc Tế Cộng Sản, chiến lược cuối cùng của Đảng tức là chiến lược của Quốc Tế Cộng Sản...

Theo đúng chiến lược của Quốc Tế Cộng Sản thì chiến lược của Đảng Cộng Sản Đông Dương là làm cách mệnh dân quyền... để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó là mục đích cuối cùng của cách mệnh trong giai đoạn này... Cần nhắc lại rằng chiến lược của Đảng không thay đổi, còn chiến sách là một thứ mưu kế để hoạt động cần phải sửa đổi luôn...

Chúng ta theo chủ nghĩa quốc tế, không phải theo chủ nghĩa quốc gia... chúng ta phải nâng cao tinh thần tranh đấu dân tộc giải phóng mật thiết liên kết với quyền lợi của quần chúng lao động, nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội dung thì quốc tế" [tác giả nhấn mạnh].

Câu chót này trích hầu như nguyên văn của một câu trong Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản : "Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc".

Đây là một đề tài mà các cán bộ, đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hăng say tranh đấu và hy sinh trong mấy chục năm qua nay cần suy ngẫm, và tự hỏi : "Mình đã giết biết bao nhiêu đồng bào, phá hủy biết bao nhiêu tài sản, để làm gì, cho ai ?".


Tôn Thất Thiện (Ottawa, 11-2004)
(Theo Web Thông Luận)

Utah Cha, con, cháu nội đều tốt nghiệp trung học gần như cùng lúc

Utah Cha, con, cháu nội đều tốt nghiệp trung học gần như cùng lúc
Wednesday, May 30, 2007

COTTONWOOD HEIGHTTS, Utah - Ba thế hệ trong cùng một gia đình, kể cả một ông nội 72 tuổi, ở tiểu bang Utah, đều lấy được bằng tốt nghiệp trung học. Ông James Nunley, 36 tuổi, cùng với người con gái tên là Brittany Wright, và cha là cụ Jim Nunley, 72 tuổi, cư dân thị trấn Cottonwood Heights thuộc ngoại ô Salt Lake City, tiểu bang Utah, đều tốt nghiệp trung học.
Lẽ ra, cụ ông Jim Nunley đã tốt nghiệp vào năm 1953 rồi, nhưng cụ đã phá ngang khi chỉ còn một năm nữa là ra trường, vì nặng nợ với nghề thợ sơn của gia đình. “Qua bao năm tháng, tôi cứ suy nghĩ mãi về chuyện này, và tôi quyết phải làm điều gì đó để bù lại mới được,” cụ ông lên tiếng như thế. Cụ Nunley bèn theo học một chương trình bổ túc văn hóa dành cho người lớn do học khu Granite School District mở ra, và người con trai của cụ, thấy thế, cũng theo gót. Ông James Nunley, một tài xế xe tải, làm việc trong ca 10 giờ một ngày. Suốt một tháng liền, đêm đêm ông lại cắp sách đi học về lịch sử và khoa học đặng bù lại cho 3.5 số tín chỉ bị thiếu nhằm hoàn tất học trình trung học.
Hôm Thứ Bảy 26 Tháng Năm, ông nội và người cha cùng tốt nghiệp. Vào ngày 5 Tháng Sáu, người con gái Brittany của Ông James Nunley cũng sẽ ra trường. “Ðây là chuyện trễ hạn quá xá. Một chuyện kỳ lạ,” Ông James Nuley phát biểu như vậy. “Tôi đâu có nghĩ là đời mình lại có lúc gặp tình huống này.” (V.P.)

NV
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60439&z=4

Các thư viện Houston loại bỏ các sách tuyên truyền VNCS

Các thư viện Houston loại bỏ các sách tuyên truyền VNCS

Thursday, May 24, 2007

HOUSTON (NN) – Thư viện Houston đã loại bỏ một số sách tiếng Việt từ Việt Nam có nội dung không được lành mạnh và có tính cách tuyên truyền cho Cộng Sản VN mà một số độc gỉa trong cộng đồng người Việt Houston đã lên tiếng phản đối trước đây. Đại diện của thư viện Houston đã báo cho Ủy Ban Chọn Sách Tiếng Việt (Viet Book Review Committee) biết tin trên trong cuộc họp mặt giữa Ủy Ban và đại diện của thư viện trong ngày thứ bảy 5 tháng 5 vừa qua tại văn phòng của đài phát thanh Saigon Houston, nằm trên đường Bellaire thuộc thành phố Houston, Texas.

Được biết, Uỷ Ban Chọn Sách tiếng Việt gồm đại diện một số hội đoàn và tổ chức Công đồng người Việt tại Houston với sự điều hợp của Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Viêt (VAHF) đã được thành lập vào cuối tháng 10 năm ngoái sau một cuộc đấu tranh gay go với thư viện Houston về sự có mặt của một số sách tiếng Việt có nội dung độc hại và tuyên truyền cho CSVN. Sau gần 5 tháng làm việc, Ủy Ban đã yêu cầu thư viện Houston có một cuộc họp mặt giữa đôi bên để kiểm điểm lại việc làm trong những tháng qua và hoạch định chương trình làm việc cho những tháng tới. Đại diện thư viện Houston có ông Gregory Snyder, chuyên viên về sách ngôn ngữ quốc tế và cô Thuý Võ, người phụ trách mua sách tiếng Việt cho thư viện Houston. Phiá Uỷ Ban gồm có Tiến sĩ Đặng Thiệu, cô Loan Nguyễn, và bà Nancy Bùi thuộc hội VAHF. Kết quả thành tựu trên nhiều tháng làm việc với đại diện thư viện ở Houston.

Cần giản dị hoá thủ tục

Tiến sĩ Đặng Thiệu, người phụ trách việc tuyển lựa sách để giới thiệu cho thư viện đã cho biết, từ khi được thành lập, Ủy Ban đã giới thiệu trên 100 cuốn sách (Title) cho thư viện. Ông tỏ ý lo ngại vì thời gian từ khi sách được chọn cho tới khi sách được chính thức có mặt trên kệ sách của thư viện quá dài (năm tới sáu tháng). Ông yêu cầu thư viện tìm phương cách cải tiến để có thể được rút ngắn thời gian này.

Cô Loan Nguyễn đề nghị thư viện Houston cho biết cách thức đặt hàng của thư viện Houston trước khi bàn đến chuyện đi tìm một giải pháp.

Ông Snyder cho biết đối với những sách được in và phát hành qua các nhà in và nhà phát hành có hệ thống phân loại sách và tác giả OCLC (Online Computer Library Center) thì tương đối giản dị và nhanh chóng hơn. Riêng đối với những sách không qua hệ thống OCLC, vấn đề khá phức tạp bởi vì thư viện không có dịch vụ OCLC. Trong quá khứ, họ đã hoàn toàn trông nhờ vào các nhà phát hành qua những đơn đặt hàng theo tuỳ theo ngân quỹ ( standing order) nghĩa là họ đưa cho nhà phát hành số ngân quỹ, nhà phát hành tuỳ tiện để chọn sách cho thư viện cho đủ số tiền dự chi mà không cần biết gì về nội dung của cuốn sách. Từ khi có Ủy Ban, thư viện Houston đã mua từ hai cơ sở địa phương, một là nhà sách và một là nhà phát hành. Hầu hết những sách do các tác gỉa tự xuất bản mà Ủy Ban đã giới thiệu tới thư viện đều không qua hệ thống OCLC. Do đó, hai cơ sở đang được thư viện Houston mua sách sau khi nhận danh sách yêu cầu từ thư viện, phải liên lạc với các tác gỉa để đặt mua sách rồi làm việc phân loại. Vì những giai đoạn vừa kể đã kéo dài thời gian từ khi mua sách đến khi sách đưọc đưa lên kệ sách cho người đọc kéo dài từ năm tới sau tháng như hiện tại.

Ông Snyder có đưa ra hai đề nghị để giải quyết vấn đề. Thứ nhất là thư viện sẽ lập nhóm phân loại sách (cataloging group) và ông hy vọng Ủy Ban có thể kêu gọi những thiện nguyện viên để giúp trong việc này. Cách thứ hai là Uỷ Ban sẽ làm việc thẳng với nhà phát hành địa phương yêu cầu họ mua những cuốn sách mà Ủy Ban giới thiệu và thư viện sẽ đặt mua từ nhà phát hành. Như thế, sẽ cắt ngắn được một khoảng thời gian từ Uỷ Ban tới thư viện, rồi từ thư viện mới tới nhà phát hành.

Thư Viện Houston Cần Báo Việt

Cô Thúy Võ cho biết, thư viện Houston cũng có nhu cầu mua một số DVD và băng nhạc CD. Cô cũng mong các nhà báo, tạp chí nếu có thể cung cấp báo miễn phí cho thư viện xin liên lạc với cô qua địa chỉ:
Thuy Võ
Henington- Alief Regional Libray/Houston Public Library 7979 Kirkwood, Houston, TX. 77072

Bà Nancy Bùi phát biểu: bà sẽ đề nghị Ủy Ban kêu gọi thêm các thiện nguyện viên tham gia việc phân loại sách sau khi thư viện thông báo chi tiết về công việc của các thiện nguyện viên, và Uỷ Ban sẽ liên lạc với nhà phát hành địa phương để tìm kiếm một phương cách giới thiệu sách nhanh chóng hơn hiện tại. Bà cũng yêu cầu thư viện gửi cho Uỷ Ban danh sách những sách được Uỷ Ban giới thiệu đã được mua và trưng bày tại thư viện. Uỷ Ban sẽ tiếp tục gửi danh sách giới thiệu hàng tháng cho thư viện và yêu cầu thư viện gửi danh sách những sách thư viện sẽ mua mỗi tháng cho Uỷ Ban. Uỷ Ban cũng sẽ giới thiệu tới thư viện một số các nhà sản xuất DVD và CD cho thư viện.

Buổi họp đã kết thúc sau khoảng một tiếng rưỡi bàn luận trong tinh thần hợp tác tốt đẹp giữa đôi bên.

Các tác phẩm đã được gửi tới Ủy Ban trong tháng 5, 07
Theo nguồn tin từ Ủy ban cho biết, trong tháng 5, Ủy Ban Chọn Sách Tiếng Việt đã nhận được một số sách cuả các tác giả dưới đây:

1- Đỗ Lệnh Dũng, Hồi ký cuả Lê Thiệp, NXB: Tiếng Quê Hương
2- Huy Quang Vũ Đức Vinh cuả Vũ Thanh Tùng
3- Dấu Ấn Da Vàng, thơ của Túy Ha
4- Saì Gòn Thất Thủ, Lịch sử tiểu thuyết của Trọng Đạt
5- Sáu cuốn Đường Thi Trích Dịch, thơ của Anh Nguyen
7- Bất Khuất, Kịch dã sử của Song Thuận
8- Tuyển Tập Thi Nhạc, Vịnh sử Việt Nam của nhiều tác giả
Các tác giả, nhà xuất bàn, nhà phát hành, nhà báo, tập san muốn được tác phẩm giới thiệu bán vào thư viện Houston, xin gửi tác phẩm về:
Ông Trần Hồng VănVAHF11843 Meadow Place Dr.Houston, TX. 77071

Email: thv87@hotmail.com
Điện thoại: 512-844-9417
Triều Giang
(10 tháng 5, 07)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60209&z=85