Chưa Đủ Trưởng Thành
NGUYỄN XUÂN NGHĨA .
Việt Báo Thứ Bảy, 6/23/2007, 12:02:00 AM
Ông Chủ tịch nước cùng đoàn múa rối nước...
Ngày xưa, Bác Hồ dưới bút hiệu Trần Dân Tiên đã viết CẢ một cuốn sách ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chữ "cả" ở đây là của tác giả họ Trần, hay họ Hồ, không phải của người viết bài này.
Ngày nay, con cháu Bác Hồ đã khá hơn rồi, vì nhân loại đã đi qua thế kỷ 21, nên họ cũng phải tiến dần ra thế kỷ 20.
Nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết, truyền thông trong nước đã long trọng loan tin cho người Việt Nam, rằng nhật báo kinh doanh có uy tín của Mỹ là tờ Wall Street Journal đã dành CẢ bốn trang nói về chuyến đi của Chủ tịch nước, với trên cùng là tấm hình Tổng thống Bush bắt tay ông Triết.
Nhờ thiên hạ đã tiến ra thế kỷ 20 nên những người mẫn cán đánh trống thổi kèn cho chuyến đi này không gọi tờ Wall Street Journal là... Nhật Báo Phố Wall hay Phố Tường. Âu cũng đã là tiến bộ.
Nhưng, họ vẫn không... biết đếm.
Trong bốn trang, từ B13 đến B16 của số báo ra ngày Thứ Tư 20 tháng Sáu, nguyên CẢ (lần này là của người viết!) trang B16 là một trang quảng cáo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank. Vị chi chỉ còn lại có ba trang thôi.
Mà CẢ (cũng thế) ba trang còn lại cũng chỉ là quảng cáo dưới một tiểu đề đã bị truyền thông trong nước bóc mất: "Special Advertising Section" - Nôm na là "Quảng cáo nhờ cậy đăng" - và trả tiền rất bộn! Trong ba trang đó, phân nửa trang đã dành cho hai phần quảng cáo của hãng bia Hadita và lữ hành Jetabout Asia Vacation, phần còn lại là những bài viết quảng cáo, hay tuyên truyền.
Một cách minh bạch và rõ ràng, Ngân hàng Agriban đã chi tiền thuê một công ty quảng cáo Mỹ quăng mấy trang này lên tờ Wall Street Journal để quảng cáo cho chuyến đi của ông Triết vào Thị trường New York, với tác dụng khá khá... tồi, vì ngang tầm nội dung các bài viết, trong đó có CẢ (cũng vậy) hai bản tin của Thanh Niên News.
Nhưng, nhằm nhò gì mấy tiểu tiết đó. Chỉ biết là chuyến đi của ông Triết đã thu mối lợi con con cho phân vụ quảng cáo của tờ Wall Street Journal. Chứ tờ báo không rỗi hơi thổi kèn cho đám rước của vị Chủ tịch nước.
Tuy nhiên, những kẻ bảo trợ - tức là những người bảo Ngân hàng Agribank yểm trợ chuyến đi bằng bốn trang quảng cáo - đã nhắm vào mục tiêu khác. Là tuyên truyền ngược về trong nước, rằng tờ báo số một về kinh doanh của Hoa Kỳ đã đặc biệt chú ý và ngợi ca chuyến đi của Chủ tịch nước ta.
Nói cho minh bạch hơn thì chẳng lừa được Mỹ vẫn bịp được dân.
Vẫn là con cháu Trần Dân Tiên và một bầy con rối.
Chỉ nội việc đó cũng cho thấy trình độ ý thức và lương thiện của những người đang lãnh đạo Việt Nam! Vẫn dùng thủ đoạn vặt để che mắt người dân ở nhà.
Chuyện thứ hai là Hiệp định khung TIFA!
Tháng Chín năm ngoái, Hoa Kỳ đã ký với Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN một thỏa ước chung làm khuôn khổ hợp tác, kiểm tra, theo dõi và tranh tụng về giao thương kinh tế, gọi là Trade and Investment Framework Agreement, viết tắt là TIFA. Sau đấy, lần lượt các hội viên của ASEAN đều đã ký hiệp định này trừ ba nước lạc hậu nhất là Lào, Miến Điện và Việt Nam.
Ngày 19 tháng Ba năm nay, khi Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm qua thủ đô Hoa Kỳ, ông có ghé Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ làm việc. Và cùng Đại sứ Thương mại Susan Schwab, đôi bên đã thông báo sẽ ký kết hiệp định TIFA. Đây chỉ là thủ tục bình thường sau thỏa ước Hoa Kỳ và ASEAN vào năm ngoái. Nhưng con cháu Trần Dân Tiên để dành việc ký kết đó cho chuyến đi của vị Chủ tịch nước. Như thêm một chậu cây trang trí sân khấu, hay một tiếng trống ếch cho đoàn múa rối.
Điều cần thiết là giải thích cho người dân về chuyện TIFA này thì chẳng ai làm. Cứ như là một thành tích của Đảng và Nhà nước ta và phải Chủ tịch nước có mặt mới thành! Sau BTA với Mỹ, rồi WTO rồi PNTR, từng bước lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đang đưa cả nước lên tầm cao thời đại...
Việt Nam tất nhiên phải ký một thỏa ước thiết lập khuôn khổ đàm phán và tranh tụng với Hoa Kỳ sau khi cả khối ASEAN đã đồng ý.
Nhưng, hiệp định TIFA này chỉ là một thủ tục cần thiết để Việt Nam có thể xúc tiến tiếp hai bước thảo luận là Hiệp định Song phương về Đầu tư (Bilateral Investment Agreement - BIA) và Hiệp định Ưu đãi Thương mại (Preferrential Trade Agreement - PTA). Phải có hai văn kiện này rồi, Việt Nam mới có thể mơ tưởng đến việc đàm phán và ký kết Thỏa ước Thương mại Tự do (Free Trade Agreement - FTA) loại hiệp định mà Hoa Kỳ chỉ ký với các quốc gia hay nhóm quốc gia thuộc diện đồng minh chiến lược của Mỹ.
Ba văn kiện "hậu-TIFA" mới thực sự là chuyện sinh tử và đòi hỏi rất nhiều thay đổi trong tư duy và cơ chế của Việt Nam. Nhưng người dân trong nước không hề biết để tự chuẩn bị, chỉ nghe là tờ Wall Street Journal ngợi khen nước ta!
Một điều khác nữa mà người dân trong nước không biết đó là Chế độ Ưu đãi Tổng quát về Quan thuế (General System of Preferences - GSP).
Theo Đạo luật Ngoại thương Hoa Kỳ năm 1974, Hoa Kỳ đặc biệt chấp nhận thêm cho các nước nghèo một chế độ ưu đãi là xuất cảng miễn thuế vào Mỹ một số mặt hàng nhất định trong một thời hạn nhất định. Chế độ ưu đãi này tạo lợi thế đáng kể cho khoảng 143 nước nghèo với chừng 4.650 mặt hàng - mà Việt Nam đang có sở trường. Gần đây, Tổng thống Bush cũng vừa ký giấy cho tái tục quy chế GSP này.
Đây là quy chế tối huệ quốc của Mỹ dành cho các nướ nghèo và có lợi thế còn cao hơn những cam kết trong khuôn khổ WTO.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ không chấp nhận quy chế GSP cho các quốc gia Cộng sản (như Việt Nam hay Trung Quốc) hoặc chứa chấp khủng bố (như Lybia). Gần đây, Lybia đã giã từ võ khí khủng bố nên có thể mơ ước điều này và Việt Nam cũng vậy, sau khi đã được quy chế PNTR năm ngoái. Điều này, người dân trong nước cũng chưa biết.
Nhưng - chữ nhưng éo le mà con cháu Trần Dân Tiên phải biết - Hoa Kỳ chỉ chấp nhận chế độ tối ưu đãi ấy cho các nước chấp nhận quy luật tự do lập hội, kể cả tự do nghiệp đoàn (có công đoàn độc lập, không phải là cơ chế kiểm soát và kiều vận của đảng như hiện nay) và tôn trọng những điều khoản về bảo vệ lao động, giải trừ nạn bóc lột lao động thiếu nhi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Và nhất là tôn trọng vệ sinh và môi trường!
Nếu Việt Nam thực sự đổi mới thì ngay sau khi được quy chế PNTR (Ngoại thương Bình thường và Vĩnh viễn) năm ngoái đã phải cải sửa bên trong và vận động để được quy chế GSP này. Năm nay, hạn chót để xin hưởng chế độ GSP là ngày... 22 tháng Sáu, ngày ông Triết vào... làm việc với Tổng thống Mỹ!
Nhưng Việt Nam ta khác chứ! Cải sửa thì không mà vận động thì có thừa - cho hồ sơ chất độc da cam! Nạn dioxin gây ô nhiễm sinh tử cho thực phẩm của người dân và là một cản trở cho chế độ GSP là chuyện không có. Chỉ có dioxin từ thuốc khai quang của Mỹ mà thôi!
Cho nên, tổng kết lại chuyến đi của ông Triết trước sau chỉ là một màn múa rối. Và buồn thay, ông Chủ tịch nước lại đi cùng một đoàn hơn hai chục viên chức làm rối nước. Buồn cho những doanh gia tháp tùng, đi cùng đám rước mà an ninh bị kiểm soát rất chặt như đi xuống xóm và sở bị kiểm tục bắt gặp.
Nói cũng tội, ông Triết có thể làm gì hơn khi kể về cấp bậc trong hàng ngũ lãnh đạo Bộ Chính trị ở Hà Nội, ông chỉ là người thứ tư, lần lượt dưới Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Đại tướng Bộ trưởng Công An Lê Hồng Anh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyện một ông Chủ tịch nước có thể ở dưới Thủ tướng về thẩm quyền lãnh đạo thì còn hiểu được, nếu Việt Nam có chế độ Đại nghị. Nhưng, cả Chủ tịch nước và Thủ tướng lại còn dưới Bộ trưởng Công An và cả ba đều ở dưới người đầu đảng thì có lẽ nước ta đang có chế độ Đại ngu.
Đám rước của Đại ngu có làm rối nước thì cũng là sự thường thôi.
Kết luận ở đây là họ chưa ra khỏi đôi chân dạng háng của Trần Dân Tiên. Nghĩa là chưa trưởng thành nên vẫn phải mánh vặt.
NGUYỄN XUÂN NGHĨA
Saturday, June 30, 2007
Trả Lời Ông Nguyễn Minh Triết
Trả Lời Ông Nguyễn Minh Triết
NGÂN GIANG .
Việt Báo Thứ Năm, 6/21/2007, 12:02:00 AM
LTS: Ngân Giang là một thanh niên trưởng thành ở Hoa Kỳ, có bài viết như sau để trả lời Chủ Tịch Nhà Nước CSVN Nguyễn Minh Triết sau khi đọc bản tin trên báo nhà nứơc. Bài viết là một điển hình từ giới trẻ VN ở Hoa Kỳ có quan tâm về quê nhà. Bài như sau.
Bài gửi tờ VietNamNet nhân buổi nói nói chuyện của Chủ Tịch Nước VN Nguyễn Minh Triết ở Liên Hợp Quốc được đăng trên tờ VietNamNet. Người đọc có thể vào link dưới đây để đọc tòan văn bài nói chuyện: http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/06/707924/
Đọc bài viết trên VietNamNet về buổi nói chuyện của Ngài Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết ở Liên Hợp Quốc, tôi thấy có nhiều câu trả lời chưa thỏa đáng. Là một người Việt sống ở nước ngoài đã lâu nhưng vẫn hướng về đất nước, luôn mong ngóng đất nước sớm thóat khỏi nghèo nàn, lạc hậu, kém văn minh, tôi xin gửi VietNamNet bài viết vừa là trả lời, vừa là phản biện Ngài Chủ Tịch Nước, mong Ngài không tiếc thì giờ đóai hòai và giải thích rõ hơn nếu thấy lời phản biện là không đúng. Thiết nghĩ đó cũng là lời kêu gọi của báo chí trong nước về việc phản biện xã hội ở nước ta còn cần phải thay đổi chứ không phải chỉ làm lấy lệ. Ví như nếu Ngài Chủ Tịch cho đăng một bài trả lời giải thích việc làm của chính quyền trong nước đối với những người bất đồng chính kiến và rồi khép lại tại đó, không bài cãi gì thêm nữa thì việc có phản biện xã hội chỉ là cho có lệ đấy thôi.
Liên quan đến vấn đề bắt và xét xử một số nhân vật trong nước đang bị Mỹ chỉ trích về vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, Chủ tịch nước >khẳng định, không hề có chuyện bắt bớ, xét xử vì lý do bất đồng chính kiến. "Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường, ngay trong Đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau". Tuy nhiên, Chủ tịch lưu ý nước nào cũng có pháp luật. "Những người này vi phạm pháp luật Việt Nam và phải được xử lý theo pháp luật Việt Nam. Họ hoạt động có tổ chức, kết nối trong nước, ngoài nước, nhận tiền, lập đảng này đảng khác, lên kế hoạch lật đổ chế độ. Hành động như vậy không thể chấp nhận được".
Trả lời: "Hoạt động có tổ chức, kết nối trong nước, ngoài nước, lập đảng này đảng khác" những điều này đúng, nhưng có gì là bất hợp pháp? Ngay như đảng CS cũng thế, có khác chăng là đảng CS đang độc tôn nắm chính quyền nên việc đảng làm là hợp pháp. Việc dùng từ "nhận tiền" rõ ràng là có dụng ý hạ thấp gía trị và tung hỏa mù nhằm biến một việc làm hợp pháp thành bất hợp pháp. Một tổ chức, đảng phái nào, ngay cả đảng CS từ những ngày còn phôi thai, cũng cần có tài chánh để họat động. Trong hòan cảnh bị cấm đóan, rình rập từ phía chính quyền đương thời, các tỏ chức còn phải họat động bí mất, kín đáo. Đến như chuyện "lên kế hoạch lật đổ chế độ" thì đây đúng là một cố gắng bắc một cái cầu giữa hai bờ "đòi hỏi thay đổi chế độ một cách bất bạo động nhằm đem lại dân chủ, nhân quyền" và "lật đổ chế độ bằng phương pháp bạo động".
Ở các nước có dân chủ, việc biểu tình, lập đảng đối lập, kêu gọi tẩy chay, thay thế chính phủ đương thời thay bằng một chính phủ mới phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của những người tổ chức là việc làm hợp pháp, và còn được khuyến khích vì thể hiện một nền dân chủ sâu sắc, xã hội dân sự sống động, chứ không phải chỉ là những lời tuyên truyền xuông.
"Chúng ta đã đổ bao nhiêu xương máu để có hòa bình độc lập. Hơn ai hết, chúng ta là người muốn có hòa bình. Có hòa bình mới phát triển được. Và hơn ai hết, chúng ta hiểu giá trị của nhân quyền".
Trả lời: Câu nói này của Ngài Chủ Tịch Nước có thể xem như vô nghĩa vì ai cũng có thể nói được vì có mấy dân tộc trên thế giới trong lịch sử chưa hề phải đổ xương máu để bảo vệ độc lập? Không những vô nghĩa mà câu nói này còn thể hiện sự độc tôn của một đảng độc tài vì câu nói đó phủ nhận xương máu của những người đối đầu chiến tuyến với họ và cũng không kém lòng yêu nước, yêu hòa bình như họ.
Chủ tịch kể: Năm ngoái tiếp xúc với Tổng thống Bush, tôi cũng nói vấn đề này. Trong những năm chiến tranh, bao nhiêu người Việt Nam đã bị bắt bớ, tra tấn, tù đày. Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập nhưng không hề có vũ khí, vậy mà cũng bị bắt bỏ tù. Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập dân tộc, tự do dân tộc cũng chính là giành quyền con người. Chúng tôi yêu cái quyền đó lắm. Vì vậy, bây giờ, chúng tôi không nỡ đối xử không tốt với nhân quyền. Chúng tôi bảo vệ nhân quyền. Nhưng họ vi phạm pháp luật thì chúng tôi phải xử.
Thời chiến tranh khác với hòa bình. Đành rằng trong giai đọan nào nhân quyền cũng phải được bảo vệ ở mức cơ bản, nhưng so sánh tiêu chuẩn dân chủ thời chiến và thời bình là không hợp lý. Không những thế, những người mà Ngài Chủ Tịch Nước cho là "không hề có vũ khí, vậy mà cũng bị bắt bỏ tù" đó có thật là không có vũ khí không? Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam rồi đến Chính Phủ Lâm Thời Miền Nam lấy vũ khí và tiếp vận ở đâu ra để đánh chính quyền miền Nam? Còn những tổ chức chính trị đối lập, phong trào phản chiến cho là họ chỉ đấu tranh đòi độc lập vì cho rằng chế độ đương thời quá lệ thuộc vào Mỹ và không có tấc sắt trong tay thì những tổ chức này cũng giống như những người đang đòi hỏi dân chủ trong nước mà bị quy chụp tội "lật đổ chế độ". Vậy thì tại sao chính quyền của Ngài lại bắt họ?
Ông Bush trả lời: Vậy thì, Việt Nam phải giải thích để người ta hiểu".
Trả lời: Câu này nếu hiểu trong khuôn khổ bài viết của Ngài Chủ Tịch Nước thì người đọc có thể hiểu nhầm là ông Bush đã tâm phục lời nói của Ngài rồi và chỉ còn mong muốc Ngài giảng giải cho Quốc dân hiểu rõ hơn. Mà sự thực thì có thể chắc chắn là không phải vậy. Dựa vào những lời tuyên bố, việc làm, chính sách của ông Bush, có thể suy luân dễ dàng là ông Bush có thể nói câu đó nhưng ý ông là nếu Ngài Chủ Tịch nói hay như vậy thì tại sao lại còn quá nhiều người không tin (?). Dĩ nhiên, trong ngôn ngữ ngọai giao ông Bush phải khéo léo nói trại đi rằng "Vậy thì, Việt Nam phải giải thích để người ta hiểu".
Thông tin đưa ra bên ngoài đôi lúc còn sai lệch. Chủ tịch thừa nhận: "Đúng là chúng ta giải thích chưa thật đầy đủ. Hiện nay, thông tin từ trong nước đưa ra nước ngoài còn hạn chế, nhiều khi sai lệch chẳng hạn như chỉ nói chuyện tham nhũng, vụ PMU18, Năm Cam,... còn đường lối, chủ trương chính sách thì không đến nơi, khiến kiều bào có cái nhìn chưa đúng về tình hình trong nước. Chuyện Năm Cam hay PMU18, cần phải thấy là Đảng ta, nhân dân ta chống tham nhũng mạnh thì những chuyện này mới được phanh phui, lôi ra ánh sáng. Những ai thấy tham nhũng ở trong nước mình còn nhiều thì góp phần đấu tranh, nhưng nên nghĩ như thế này: Dân mình là dân dám vào sinh ra tử, khi Tổ quốc cần thì chết cũng không sợ. Không nên nghĩ rằng cán bộ mình, dân mình tham nhũng nhất thế giới".
Trả lời: Việc đảng chống tham nhũng mạnh xuất phát từ lợi ích của dân trước hay của đảng trước? Đảng có thể sợ tham nhũng làm nghèo đất nước nhưng cái sợ đó có lớn hơn cái sợ đảng bị dân từ bỏ? Nếu bảo là quyền lợi của đảng và dân đi đôi với nhau và không thể tách rời thì có phải đấy lại là một cách tránh né nhìn thẳng vào thực tế nên phải nói quanh.
Ngày trước đảng duy ý chí chỉ cho rằng chỉ có yêu Chủ Nghĩa Xã Hội mới là yêu nước, nhưng bây giờ chính nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt cũng đã khẳng định yêu nước có trăm đường khác nhau. Vậy thì có phải là duy ý chí không nếu cứ cho là đảng là đại diện trung thành và duy nhất của dân tộc? Mười năm nữa biết đâu khi đó là nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ phải công nhận một sự thật mà ai cũng đã biết là không phải chỉ có đảng CS mới là đại diện trung thành và duy nhất của nhân dân.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, cái khó của Việt Nam hiện nay là hạn chế trong kinh nghiệm quản lý. "Trong điều kiện mới, phải tăng cường giáo dục, rèn luyện và quản lý... Nhiều vấn đề phải giải quyết một lúc, không phải chỉ một vấn đề. Dân chủ nhân quyền cũng vậy. Nước Mỹ mấy chục năm về trước cũng làm sao được như bây giờ. Điều kiện lịch sử, môi trường lúc đó khác. Hôm rồi tôi hỏi, ở Mỹ bang này bang khác vẫn còn áp dụng án tử hình, tại sao tôi không thấy Tổng thống Bush yêu cầu các bang dẹp bỏ án tử hình. Đó là do đặc điểm lịch sử mỗi nơi mỗi khác, không thể áp đặt.
Trả lời: Ngài Chủ Tịch chỉ cố tình thấy một mà không thấy hai. Đành rằng lịch sử, điều kiện mỗi nước một khác, nhưng nhu cầu phát triển, đem lại ấm no, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân là những giá trị tòan cầu. Chế độ của Ngài không thể chỉ chọn "phát triển, hội nhập" còn những cái khác thì đổ cho hòan cảnh, lịch sử nên chưa thể làm. Việc mỗi bang ở My áp dụng án tử hình khác nhau thể hiện tính dân chủ trong xã hội và luật pháp Mỹ. Chính người dân Mỹ ở mỗi địa phương tự chọn cho mình luật pháp phù hợp với đặc thù địa phương, miễn không đi ngược lại hiến pháp, tức là lập pháp tối cao của tòan thể dân Mỹ. Ở Việt Nam, người dân chưa thực sự có quyền chọn người làm luật cho mình nói chi đến chuyện điều kiện lịch sử, môi trường khác nhau?
Kỳ bầu cử Quốc hội, một nhóm người kêu gọi phải tăng người ngoài Đảng vào Quốc hội, tôi nói Đảng, Nhà nước Việt Nam đâu có cấm, thực hiện đăng ký ứng cử công khai. Bà con cũng thấy rõ, ở Mỹ, cả Thượng viện và Hạ viện cũng chỉ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa, không phải là thành viên của một đảng nào khác. Bầu cử Quốc hội của mình dân chủ, tất nhiên phải qua bộ máy sàng lọc từ cơ sở, không thể để người phẩm chất kém ứng cử Quốc hội.
Trả lời: Khi tôi nói "Ở Việt Nam, người dân chưa thực sự có quyền chọn người làm luật cho mình", đấy chính là tôi đã trả lời câu khẳng định của Ngài Chủ Tịch là "Bầu cử Quốc hội của mình dân chủ, tất nhiên phải qua bộ máy sàng lọc từ cơ sở". Sàng lọc từ cơ sở qua Mặt Trận Tổ Quốc tức là đã lọc ra ngòai những ứng cử viên đi khác với định hướng, đường lối đảng đã vạch ra. Còn bảo rằng Mặt Trận Tổ Quốc là một tổ chức thuần túy dân sự thì thật là miễn cưỡng, nói lấy có bởi vì đơn giản là có bao giờ Mặt Trận có ý kiến hay tuyên bố khác với đường lối đảng đã vạch ra?
Chủ tịch kể tiếp: "Hôm rồi, nhà báo Mỹ Paul hỏi tôi rằng Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, trong tương lai, chúng ta có thực hiện đa đảng không? Tôi nói như ông thấy, bên Mỹ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền. Bên Pháp thì rất nhiều Đảng thay phiên nắm quyền. Vừa rồi qua Thụy Sỹ thấy nước này cũng nhiều đảng lắm. Nhưng tôi không bao giờ thấy Tổng thống Pháp nói Tổng thống Mỹ: "Ông Mỹ ơi, ông nên có nhiều đảng hơn, chứ không phải chỉ hai đảng". Rõ ràng, do điều kiện lịch sử, đặc điểm của từng nước mà dân ở đó họ chấp nhận. Nếu một đảng thì có các cơ chế để lắng nghe ý kiến của người dân. Việt Nam có Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể như công đoàn, hội nông dân, hội phụ nữ... Đó là những tiếng nói góp phần vận động xây dựng Đảng. Có một đảng nhưng vẫn lắng nghe được tiếng nói của nhân dân. Đảng là đại diện của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ. Điều kiện lịch sử cụ thể nên sự khác nhau là bình thường. Chế độ chính trị của các nước cũng khác nhau. Ở Mỹ có tổng thống, không có thủ tướng. Ở Pháp có cả tổng thống lẫn thủ tướng. Qua Đức, thủ tướng lại có vai trò khác. Qua Anh lại có nữ hoàng... Chính trị thế giới muôn màu muôn vẻ, tại sao lại đòi VN phải theo một cái khuôn cố định nào đó. Đó là đòi hỏi hết sức vô lý. Mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau. Từ đặc điểm của mình, mình chọn mô hình nào cho thích hợp.
Trả lời: Ngài Chủ Tịch cố tình không thấy? Người ta đòi hỏi Việt Nam có đa đảng, có một chế độ pháp trị chứ không phải đảng trị không phải chỉ là bắt chước khuôn mẫu các nước khác thôi. Người ta có thể so sánh Việt Nam với các nước khác chứ không đòi hỏi Việt Nam phải giống y khuôn vì đúng như Ngài Chủ Tịch Nước nói, thế giới phong phú, đa dạng, không có mô hình chính trị nào là tuyệt đối mẫu mực. Cái mà người ta lên án là với thể chế hiện tại, dân chủ khó có thể phát triển được. Câu nói của Ngài chính xác phải là "Từ đặc điểm của mình, Đảng CS chọn mô hình nào cho thích hợp". Đa đảng hay độc đảng thật ra không phải là vấn đề cốt lõi. Cốt lõi là dân được quyền tự do chọn lựa. Mà dân trong nước đã được tự do chọn lựa chưa? Nếu người dân đã thực sự có quyền tự do lựa chọn thì thiết nghĩ một hay nhiều đảng cũng không quan trọng. Nhưng ở trong nước cái quyền cơ bản này vẫn chưa có, hoặc còn rất giới hạn. Thế nên người ta mới đòi hỏi có đa đảng, xem đó như một mô hình chính trị dễ đem lại dân chủ, tự do thực sự hơn là thể chế hiện nay trong nước, đó là độc đảng, độc ngôn, độc quyền. Đối lập, phản biện xã hội, tranh luận từ Trung Ương, đến địa phương, trên báo chí, các tổ chức dân sự mà thực chất là những tổ chức ngọai vi của đảng CS còn mang tính hình thức, chỉ bàn loanh quanh những vấn đề chính sách, cách thức, còn đường lối, định hướng thì đã có đảng quyết định.
Cuối cùng thì ta thấy điều cơ bản nằm ở chỗ một khi đảng đã nhất định tin là chỉ có mình là đúng, là đại diện cho quyền lợi dân tộc thì đảng sẽ không bao giờ thiếu lý luận để biện minh dù đó là thứ lý luận cả vú lấp miệng em. Ngày nào đất nước VN chỉ có một đảng cầm quyền và đảng đó lại là đảng độc tôn, độc tài thì sẽ vẫn còn những lọai lý luận như thế.
El Paso, TX
19 Tháng 7, 2007
NGÂN GIANG
NGÂN GIANG .
Việt Báo Thứ Năm, 6/21/2007, 12:02:00 AM
LTS: Ngân Giang là một thanh niên trưởng thành ở Hoa Kỳ, có bài viết như sau để trả lời Chủ Tịch Nhà Nước CSVN Nguyễn Minh Triết sau khi đọc bản tin trên báo nhà nứơc. Bài viết là một điển hình từ giới trẻ VN ở Hoa Kỳ có quan tâm về quê nhà. Bài như sau.
Bài gửi tờ VietNamNet nhân buổi nói nói chuyện của Chủ Tịch Nước VN Nguyễn Minh Triết ở Liên Hợp Quốc được đăng trên tờ VietNamNet. Người đọc có thể vào link dưới đây để đọc tòan văn bài nói chuyện: http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/06/707924/
Đọc bài viết trên VietNamNet về buổi nói chuyện của Ngài Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết ở Liên Hợp Quốc, tôi thấy có nhiều câu trả lời chưa thỏa đáng. Là một người Việt sống ở nước ngoài đã lâu nhưng vẫn hướng về đất nước, luôn mong ngóng đất nước sớm thóat khỏi nghèo nàn, lạc hậu, kém văn minh, tôi xin gửi VietNamNet bài viết vừa là trả lời, vừa là phản biện Ngài Chủ Tịch Nước, mong Ngài không tiếc thì giờ đóai hòai và giải thích rõ hơn nếu thấy lời phản biện là không đúng. Thiết nghĩ đó cũng là lời kêu gọi của báo chí trong nước về việc phản biện xã hội ở nước ta còn cần phải thay đổi chứ không phải chỉ làm lấy lệ. Ví như nếu Ngài Chủ Tịch cho đăng một bài trả lời giải thích việc làm của chính quyền trong nước đối với những người bất đồng chính kiến và rồi khép lại tại đó, không bài cãi gì thêm nữa thì việc có phản biện xã hội chỉ là cho có lệ đấy thôi.
Liên quan đến vấn đề bắt và xét xử một số nhân vật trong nước đang bị Mỹ chỉ trích về vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, Chủ tịch nước >khẳng định, không hề có chuyện bắt bớ, xét xử vì lý do bất đồng chính kiến. "Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường, ngay trong Đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau". Tuy nhiên, Chủ tịch lưu ý nước nào cũng có pháp luật. "Những người này vi phạm pháp luật Việt Nam và phải được xử lý theo pháp luật Việt Nam. Họ hoạt động có tổ chức, kết nối trong nước, ngoài nước, nhận tiền, lập đảng này đảng khác, lên kế hoạch lật đổ chế độ. Hành động như vậy không thể chấp nhận được".
Trả lời: "Hoạt động có tổ chức, kết nối trong nước, ngoài nước, lập đảng này đảng khác" những điều này đúng, nhưng có gì là bất hợp pháp? Ngay như đảng CS cũng thế, có khác chăng là đảng CS đang độc tôn nắm chính quyền nên việc đảng làm là hợp pháp. Việc dùng từ "nhận tiền" rõ ràng là có dụng ý hạ thấp gía trị và tung hỏa mù nhằm biến một việc làm hợp pháp thành bất hợp pháp. Một tổ chức, đảng phái nào, ngay cả đảng CS từ những ngày còn phôi thai, cũng cần có tài chánh để họat động. Trong hòan cảnh bị cấm đóan, rình rập từ phía chính quyền đương thời, các tỏ chức còn phải họat động bí mất, kín đáo. Đến như chuyện "lên kế hoạch lật đổ chế độ" thì đây đúng là một cố gắng bắc một cái cầu giữa hai bờ "đòi hỏi thay đổi chế độ một cách bất bạo động nhằm đem lại dân chủ, nhân quyền" và "lật đổ chế độ bằng phương pháp bạo động".
Ở các nước có dân chủ, việc biểu tình, lập đảng đối lập, kêu gọi tẩy chay, thay thế chính phủ đương thời thay bằng một chính phủ mới phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của những người tổ chức là việc làm hợp pháp, và còn được khuyến khích vì thể hiện một nền dân chủ sâu sắc, xã hội dân sự sống động, chứ không phải chỉ là những lời tuyên truyền xuông.
"Chúng ta đã đổ bao nhiêu xương máu để có hòa bình độc lập. Hơn ai hết, chúng ta là người muốn có hòa bình. Có hòa bình mới phát triển được. Và hơn ai hết, chúng ta hiểu giá trị của nhân quyền".
Trả lời: Câu nói này của Ngài Chủ Tịch Nước có thể xem như vô nghĩa vì ai cũng có thể nói được vì có mấy dân tộc trên thế giới trong lịch sử chưa hề phải đổ xương máu để bảo vệ độc lập? Không những vô nghĩa mà câu nói này còn thể hiện sự độc tôn của một đảng độc tài vì câu nói đó phủ nhận xương máu của những người đối đầu chiến tuyến với họ và cũng không kém lòng yêu nước, yêu hòa bình như họ.
Chủ tịch kể: Năm ngoái tiếp xúc với Tổng thống Bush, tôi cũng nói vấn đề này. Trong những năm chiến tranh, bao nhiêu người Việt Nam đã bị bắt bớ, tra tấn, tù đày. Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập nhưng không hề có vũ khí, vậy mà cũng bị bắt bỏ tù. Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập dân tộc, tự do dân tộc cũng chính là giành quyền con người. Chúng tôi yêu cái quyền đó lắm. Vì vậy, bây giờ, chúng tôi không nỡ đối xử không tốt với nhân quyền. Chúng tôi bảo vệ nhân quyền. Nhưng họ vi phạm pháp luật thì chúng tôi phải xử.
Thời chiến tranh khác với hòa bình. Đành rằng trong giai đọan nào nhân quyền cũng phải được bảo vệ ở mức cơ bản, nhưng so sánh tiêu chuẩn dân chủ thời chiến và thời bình là không hợp lý. Không những thế, những người mà Ngài Chủ Tịch Nước cho là "không hề có vũ khí, vậy mà cũng bị bắt bỏ tù" đó có thật là không có vũ khí không? Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam rồi đến Chính Phủ Lâm Thời Miền Nam lấy vũ khí và tiếp vận ở đâu ra để đánh chính quyền miền Nam? Còn những tổ chức chính trị đối lập, phong trào phản chiến cho là họ chỉ đấu tranh đòi độc lập vì cho rằng chế độ đương thời quá lệ thuộc vào Mỹ và không có tấc sắt trong tay thì những tổ chức này cũng giống như những người đang đòi hỏi dân chủ trong nước mà bị quy chụp tội "lật đổ chế độ". Vậy thì tại sao chính quyền của Ngài lại bắt họ?
Ông Bush trả lời: Vậy thì, Việt Nam phải giải thích để người ta hiểu".
Trả lời: Câu này nếu hiểu trong khuôn khổ bài viết của Ngài Chủ Tịch Nước thì người đọc có thể hiểu nhầm là ông Bush đã tâm phục lời nói của Ngài rồi và chỉ còn mong muốc Ngài giảng giải cho Quốc dân hiểu rõ hơn. Mà sự thực thì có thể chắc chắn là không phải vậy. Dựa vào những lời tuyên bố, việc làm, chính sách của ông Bush, có thể suy luân dễ dàng là ông Bush có thể nói câu đó nhưng ý ông là nếu Ngài Chủ Tịch nói hay như vậy thì tại sao lại còn quá nhiều người không tin (?). Dĩ nhiên, trong ngôn ngữ ngọai giao ông Bush phải khéo léo nói trại đi rằng "Vậy thì, Việt Nam phải giải thích để người ta hiểu".
Thông tin đưa ra bên ngoài đôi lúc còn sai lệch. Chủ tịch thừa nhận: "Đúng là chúng ta giải thích chưa thật đầy đủ. Hiện nay, thông tin từ trong nước đưa ra nước ngoài còn hạn chế, nhiều khi sai lệch chẳng hạn như chỉ nói chuyện tham nhũng, vụ PMU18, Năm Cam,... còn đường lối, chủ trương chính sách thì không đến nơi, khiến kiều bào có cái nhìn chưa đúng về tình hình trong nước. Chuyện Năm Cam hay PMU18, cần phải thấy là Đảng ta, nhân dân ta chống tham nhũng mạnh thì những chuyện này mới được phanh phui, lôi ra ánh sáng. Những ai thấy tham nhũng ở trong nước mình còn nhiều thì góp phần đấu tranh, nhưng nên nghĩ như thế này: Dân mình là dân dám vào sinh ra tử, khi Tổ quốc cần thì chết cũng không sợ. Không nên nghĩ rằng cán bộ mình, dân mình tham nhũng nhất thế giới".
Trả lời: Việc đảng chống tham nhũng mạnh xuất phát từ lợi ích của dân trước hay của đảng trước? Đảng có thể sợ tham nhũng làm nghèo đất nước nhưng cái sợ đó có lớn hơn cái sợ đảng bị dân từ bỏ? Nếu bảo là quyền lợi của đảng và dân đi đôi với nhau và không thể tách rời thì có phải đấy lại là một cách tránh né nhìn thẳng vào thực tế nên phải nói quanh.
Ngày trước đảng duy ý chí chỉ cho rằng chỉ có yêu Chủ Nghĩa Xã Hội mới là yêu nước, nhưng bây giờ chính nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt cũng đã khẳng định yêu nước có trăm đường khác nhau. Vậy thì có phải là duy ý chí không nếu cứ cho là đảng là đại diện trung thành và duy nhất của dân tộc? Mười năm nữa biết đâu khi đó là nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ phải công nhận một sự thật mà ai cũng đã biết là không phải chỉ có đảng CS mới là đại diện trung thành và duy nhất của nhân dân.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, cái khó của Việt Nam hiện nay là hạn chế trong kinh nghiệm quản lý. "Trong điều kiện mới, phải tăng cường giáo dục, rèn luyện và quản lý... Nhiều vấn đề phải giải quyết một lúc, không phải chỉ một vấn đề. Dân chủ nhân quyền cũng vậy. Nước Mỹ mấy chục năm về trước cũng làm sao được như bây giờ. Điều kiện lịch sử, môi trường lúc đó khác. Hôm rồi tôi hỏi, ở Mỹ bang này bang khác vẫn còn áp dụng án tử hình, tại sao tôi không thấy Tổng thống Bush yêu cầu các bang dẹp bỏ án tử hình. Đó là do đặc điểm lịch sử mỗi nơi mỗi khác, không thể áp đặt.
Trả lời: Ngài Chủ Tịch chỉ cố tình thấy một mà không thấy hai. Đành rằng lịch sử, điều kiện mỗi nước một khác, nhưng nhu cầu phát triển, đem lại ấm no, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân là những giá trị tòan cầu. Chế độ của Ngài không thể chỉ chọn "phát triển, hội nhập" còn những cái khác thì đổ cho hòan cảnh, lịch sử nên chưa thể làm. Việc mỗi bang ở My áp dụng án tử hình khác nhau thể hiện tính dân chủ trong xã hội và luật pháp Mỹ. Chính người dân Mỹ ở mỗi địa phương tự chọn cho mình luật pháp phù hợp với đặc thù địa phương, miễn không đi ngược lại hiến pháp, tức là lập pháp tối cao của tòan thể dân Mỹ. Ở Việt Nam, người dân chưa thực sự có quyền chọn người làm luật cho mình nói chi đến chuyện điều kiện lịch sử, môi trường khác nhau?
Kỳ bầu cử Quốc hội, một nhóm người kêu gọi phải tăng người ngoài Đảng vào Quốc hội, tôi nói Đảng, Nhà nước Việt Nam đâu có cấm, thực hiện đăng ký ứng cử công khai. Bà con cũng thấy rõ, ở Mỹ, cả Thượng viện và Hạ viện cũng chỉ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa, không phải là thành viên của một đảng nào khác. Bầu cử Quốc hội của mình dân chủ, tất nhiên phải qua bộ máy sàng lọc từ cơ sở, không thể để người phẩm chất kém ứng cử Quốc hội.
Trả lời: Khi tôi nói "Ở Việt Nam, người dân chưa thực sự có quyền chọn người làm luật cho mình", đấy chính là tôi đã trả lời câu khẳng định của Ngài Chủ Tịch là "Bầu cử Quốc hội của mình dân chủ, tất nhiên phải qua bộ máy sàng lọc từ cơ sở". Sàng lọc từ cơ sở qua Mặt Trận Tổ Quốc tức là đã lọc ra ngòai những ứng cử viên đi khác với định hướng, đường lối đảng đã vạch ra. Còn bảo rằng Mặt Trận Tổ Quốc là một tổ chức thuần túy dân sự thì thật là miễn cưỡng, nói lấy có bởi vì đơn giản là có bao giờ Mặt Trận có ý kiến hay tuyên bố khác với đường lối đảng đã vạch ra?
Chủ tịch kể tiếp: "Hôm rồi, nhà báo Mỹ Paul hỏi tôi rằng Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, trong tương lai, chúng ta có thực hiện đa đảng không? Tôi nói như ông thấy, bên Mỹ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền. Bên Pháp thì rất nhiều Đảng thay phiên nắm quyền. Vừa rồi qua Thụy Sỹ thấy nước này cũng nhiều đảng lắm. Nhưng tôi không bao giờ thấy Tổng thống Pháp nói Tổng thống Mỹ: "Ông Mỹ ơi, ông nên có nhiều đảng hơn, chứ không phải chỉ hai đảng". Rõ ràng, do điều kiện lịch sử, đặc điểm của từng nước mà dân ở đó họ chấp nhận. Nếu một đảng thì có các cơ chế để lắng nghe ý kiến của người dân. Việt Nam có Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể như công đoàn, hội nông dân, hội phụ nữ... Đó là những tiếng nói góp phần vận động xây dựng Đảng. Có một đảng nhưng vẫn lắng nghe được tiếng nói của nhân dân. Đảng là đại diện của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ. Điều kiện lịch sử cụ thể nên sự khác nhau là bình thường. Chế độ chính trị của các nước cũng khác nhau. Ở Mỹ có tổng thống, không có thủ tướng. Ở Pháp có cả tổng thống lẫn thủ tướng. Qua Đức, thủ tướng lại có vai trò khác. Qua Anh lại có nữ hoàng... Chính trị thế giới muôn màu muôn vẻ, tại sao lại đòi VN phải theo một cái khuôn cố định nào đó. Đó là đòi hỏi hết sức vô lý. Mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau. Từ đặc điểm của mình, mình chọn mô hình nào cho thích hợp.
Trả lời: Ngài Chủ Tịch cố tình không thấy? Người ta đòi hỏi Việt Nam có đa đảng, có một chế độ pháp trị chứ không phải đảng trị không phải chỉ là bắt chước khuôn mẫu các nước khác thôi. Người ta có thể so sánh Việt Nam với các nước khác chứ không đòi hỏi Việt Nam phải giống y khuôn vì đúng như Ngài Chủ Tịch Nước nói, thế giới phong phú, đa dạng, không có mô hình chính trị nào là tuyệt đối mẫu mực. Cái mà người ta lên án là với thể chế hiện tại, dân chủ khó có thể phát triển được. Câu nói của Ngài chính xác phải là "Từ đặc điểm của mình, Đảng CS chọn mô hình nào cho thích hợp". Đa đảng hay độc đảng thật ra không phải là vấn đề cốt lõi. Cốt lõi là dân được quyền tự do chọn lựa. Mà dân trong nước đã được tự do chọn lựa chưa? Nếu người dân đã thực sự có quyền tự do lựa chọn thì thiết nghĩ một hay nhiều đảng cũng không quan trọng. Nhưng ở trong nước cái quyền cơ bản này vẫn chưa có, hoặc còn rất giới hạn. Thế nên người ta mới đòi hỏi có đa đảng, xem đó như một mô hình chính trị dễ đem lại dân chủ, tự do thực sự hơn là thể chế hiện nay trong nước, đó là độc đảng, độc ngôn, độc quyền. Đối lập, phản biện xã hội, tranh luận từ Trung Ương, đến địa phương, trên báo chí, các tổ chức dân sự mà thực chất là những tổ chức ngọai vi của đảng CS còn mang tính hình thức, chỉ bàn loanh quanh những vấn đề chính sách, cách thức, còn đường lối, định hướng thì đã có đảng quyết định.
Cuối cùng thì ta thấy điều cơ bản nằm ở chỗ một khi đảng đã nhất định tin là chỉ có mình là đúng, là đại diện cho quyền lợi dân tộc thì đảng sẽ không bao giờ thiếu lý luận để biện minh dù đó là thứ lý luận cả vú lấp miệng em. Ngày nào đất nước VN chỉ có một đảng cầm quyền và đảng đó lại là đảng độc tôn, độc tài thì sẽ vẫn còn những lọai lý luận như thế.
El Paso, TX
19 Tháng 7, 2007
NGÂN GIANG
Quân Đội Và Chính Trị
Quân Đội Và Chính Trị
MICHAEL DO (DO VAN PHUC) .
Việt Báo Thứ Ba, 6/26/2007, 12:02:00 AM
Để trả lời câu hỏi: các hội Cựu Quân Nhân có nên tham gia hoạt động chính trị không?
Không riêng cựu quân nhân, mà bất kỳ một đoàn thể nào sinh hoạt trong xã hội cũng đều có quyền và có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động chính trị địa phương hay cao hơn vào hoạt động chính trị của quốc gia. Danh từ Chính Trị từ lâu đã bị hiểu bó hẹp trong phạm vi tranh chấp quyền lực trong chính quyền và mang ý nghĩa không hay về những màn ma nớp do những nhà chính trị chuyên nghiệp tạo ra. Thực ra chính trị có tính cách tổng quát và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh sinh hoạt chung.
Chính Trị Là Gì?
Theo quan niệm triết học Đông phương có từ ngàn xưa, Chính là ngay thẳng, Trị là sửa đổi. Chính trị là sưả đổi, làm cho ngay thẳng. Các nhà Nho học xưa tâm niệm về con đường hoạt động của kẻ sĩ: “Cách vật, Trí tri, Tu thân, Tề gia, Trị quốc , Bình thiên hạ.” Từ thấp lên cao, kẻ sĩ phải học hỏi để hiểu biết về khoa học tự nhiên, rèn luyện tư duy (Cách vật, Trí tri), tu sửa bản thân, học hỏi điều đạo đức, chỉnh đốn gia đình nề nếp (Tu thân, Tề gia), sau đó đem sở học ra giúp đời, phục vụ đất nước, bình định cả thiên hạ (Trị quốc, Bình thiên hạ). Chính trị không gói gọn trong công việc nhà nước đơn thuần về hành chánh, mà bao gồm nhiều lãnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội...là đóng góp làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn dù đang ở trong địa vị xã hội nào. Một vị thức giả mở trường dạy học là đào tạo nhân tài trong tương lai; một nhà nông có sáng kiến trong việc canh tân, phát triển nông nghiệp; một tu sĩ rao giảng điều lành, một hiệp sĩ đứng ra bảo vệ kẻ yếu trước cường hào: tất cả đều là công việc chính trị. Xưa, vua Vũ đắp đê ngăn nước lụt sông Hoàng Hà cũng là công việc chính trị (Trị Thủy). Vậy chính trị là công việc chung của mọi tầng lớp trong xã hội để làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Quan niệm của Tây phương cũng không khác là bao. Chữ Chính Trị (Politics) do từ chữ POLIS của Hy Lạp, nghĩa là “đô thị”. Hàng ngàn năm trước đây, khi toàn thế giới còn ở trong tình trạng hoang dã, thì trên mảnh đất Hy Lạp (Greece) ngày nay, có những tổ chức quốc gia nhỏ bé tầm cở những đô thị. Họ gọi là Quốc gia Đô thị (City-States), với dân số chừng vài ngàn người. Quốc gia đô thị theo chế độ Cộng hoà (Republic) mà theo sự phân loại của Platon là chế độ tốt đẹp nhất, vì mọi người cùng tham gia thảo luận quyết định trên cơ sở quyền lợi chung của tất cả công dân. Do tính chất nhỏ bé của Quốc gia đô thị, chế độ cộng hoà đã được thực thi nghiêm chỉnh bảo đảm cho mọi công dân hành sử quyền mình. Từ đó, chữ chính trị được quan niệm là công việc điều hành chung của tập thể xã hội. Tại Hoa Kỳ, chính trị là công việc điều hành từ Hạt (county), thị xã (city), lên đến Tiểu bang, Liên bang. Cũng là công việc điều hành trong các tổ chức, hội đoàn nhằm cải thiện sinh hoạt, đòi hỏi chính đáng cho những nguyện vọng cá nhân, tập thể. Người cầm quyền làm chính trị là thi hành chức năng hiến định của mình đem lại an cư, bảo đảm dân sinh. Ngược lại người công dân làm chính rị là đóng góp ý kiến qua báo chí, thỉnh nguyện, qua hình thức lobby, qua bầu cử, ứng cử. Họ tổ chức meeting, biểu tình, tham gia những cuộc chạy bộ, đua xe để biểu lộ ý kiến về bất cứ đề tài gì trong cuộc sống: Phá thai hay bảo vệ hài nhi, ủng hộ hay chống sự đồng tính luyến ái, bảo vệ môi sinh chống ô nhiễm, đòi hỏi một tỉ lệ nhập học cho thành phần giới tính, chủng tộc mình.... Nói chung là tất cả, tất cả những gì liên quan trong đời sống đều là đề tài cho sinh hoạt chính trị.
Con Người và Chính Trị
Là một phần tử căn bản của xã hội, ngay khi sinh ra, lớn lên, con người dù muốn dù không đã là một chủ thể, vừa là một đối tượng của sinh hoạt chính trị. Dù sống giữa đô thị lớn ồn ào chen chúc, hay lánh mình về một thôn xóm hẻo lánh, con người, với tư cách công dân, không thể thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của mọi sinh hoạt chính trị trong nuớc, cũng như những biến chuyển trọng đại của thế giới Có những phạm trù về chính trị diễn biến theo thứ tự như sau:
Ý thức Chính trị (Consciousness):
Biết phân biệt cái đẹp, cái xấu; biết điều này là thiện, điều kia là ác; biết điều đúng, điều sai, con người đã có một ý thức chính rị. Đa số con người có tư tưởng hướng thượng, mưu cầu điều tốt đẹp cho bản thân và tha nhân. Nhờ nhận thức, con người nhìn vào chính quyền, vào xã hội mà phán xét đúng sai dựa trên trình độ và quan điểm của mình. Ý thức chính trị do tự bản năng cảm nhận và được bồi dưỡng thông qua sự giáo dục của hệ thống xã hội. Vì thế, nó không thể nào không bị uốn nắn theo chiều hướng chung của xã hội qua tập đoàn cầm quyền thống trị. Hàng chục năm cầm quyền ở miền Bắc, bọn Cộng sản đã nhào nặn ra những thế hệ có những ý thức chính trị sai lạc, mù quáng để dễ bề sai khiến. Cái ý thức này ăn sâu đến nỗi sau 1975, nhiều người miền Bắc vào Nam, nhìn thấy rõ mặt thật của hai chế độ, mà vẫn khăng khăng bào chữa cho Cộng sản, vì quả thực thì phân tích, nhận thức cái đúng cái sai cũng chờ một quá trình chuyển hướng và cọ xát với sự thực.
Lập trường Chính trị (Standpoint):
Sau khi có ý thức, con người sẽ phải lựa chọn cho mình một cách dứt khoát giữa những khuynh hướng khác nhau, xác định lập trường (standpoint) là đứng hẳn về một phía mà mình cho là hay nhất (take side). Anh có thể cho điều không tốt đối với tôi là hay tốt đối với anh. Được thôi, đó là sự lựa chọn cá nhân của anh (personal choice), điều căn bản của chế độ dân chủ. Vì anh là một chủ thể, anh có quyền lựa chọn riêng dựa trên hiểu biết và suy luận của anh. Có nhiều trường hợp, anh có thể đứng trung lập (neutral), nhưng cũng trong nhiều trường hợp khác, anh phải chọn một, chỉ một mà thôi; ví dụ giữa Cộng sản và Tự do, không có con đường trung dung.
Thái độ Chính trị (Behaviour):
Sự ra đi của một triệu đồng bào miền Bắc vào Nam năm 1954, sự vượt thoát của hàng trăm ngàn đồng bào miền Nam sau 1975 dù qua bao hiểm nguy trên biển cả, trăm phần chỉ có một phần sống, là biểu hiện thái độ chính trị với chính quyền Cộng sản. Trong các trại giam, anh em ta làm việc cầm chừng, miễn cưỡng hay phá hoại ngầm cũng là biểu hiện thái độ chính trị. Nói chung, đã có ý thức và lập trường là phải có thái độ. Thái độ có khi cần biểu lộ tích cực, có khi tiềm ẩn qua sự chịu đựng nhưng bất phục mà Cộng sản thường gọi là: “nín thở qua sông.”
Nhiệm vụ Chính trị và Hoạt động Chính trị (Obligation and Activities):
Đây là điểm mấu chốt gây nhiều tranh cải nhất. Thông thường, người ta hiểu hoạt động chính trị là tham gia các đoàn thể. đảng phái, đấu tranh vào chính quyền dành cho mình quyền lực. Nhu cầu quyền lực (Need for Power) là tất yếu cũng như nhu cầu hiển đạt của cá nhân (Need for Achievement). Trong sinh hoạt tại các quốc gia dân chủ, luôn luôn có những Chính đảng (Political Parties) và những Đoàn thể áp lực (Pressure Groups/ Interest groups). Chính đảng có tính cách toàn dân, là tập hợp những người chung khuynh hướng chính trị, thực hiện ba chức năng chính: Giáo dục quần chúng, đấu tranh dành quyền lực, và thực thi chương trình hành động của mình. Đoàn thể áp lực hay còn gọi là đoàn thể quyền lợi, đại diện cho quyền lợi nhóm, thành phần xã hội, không có mục tiêu dành chính quyền, mà chỉ áp lực tranh đấu cho quyền lợi cá biệt của tập thể mình. Tại Mỹ, ta thấy có những đoàn thể lớn như các Công đoàn đại diện cho quyền lợi từng loại công nhân, đến các hội nhỏ như hội săn bắn, câu cá... Họ vận động (lobby) với lập pháp tại các cấp để đòi hỏi cho mình những quyền lợi. Có khi quyền lợi đó chỉ là sự thoải mái trong vấn đề giải trí thôi. Nhưng dù ít dù nhiều, các hội đoàn cũng rất có ảnh hưởng trong các cuộc tranh cử hành pháp, lập pháp các cấp.
Ngay cả khi không đứng trong một đoàn thể nào, cũng là một sự biểu hiện thái độ chính trị; và khi đã lên tiếng về một vấn đề nào, thì đó là một hành động chính trị. Chính đảng hoạt động qua việc tuyển mộ, tổ chức, giáo dục chính trị cho đảng viên và quần chúng. Vì thế phải có cương lĩnh sắc bén, có kỷ luật cao độ. Đoàn thể thì tập họp trên cơ sở nội quy, có chương trình gọn nhẹ và hạn chế.
Cựu Quân Nhân và Chính Trị
Khi còn trong quân ngũ, chúng ta thường nghe kêu gọi rằng quân đội không làm chính trị. Điều đó có nghĩa rằng tập thể quân đội không phải là một chính đảng để ra tranh quyền, ứng cử vào các chức vụ hành pháp, lập pháp. Vì quân đội là công cụ của quốc gia để bảo vệ lãnh thổ, giữ gìn an ninh cho dân chúng. Quân đội hoàn toàn đứng ngoài, hay đứng trên hết thảy mọi đảng phái. Dù đảng nào cầm quyền, Đại Việt, Cần Lao, Dân Chủ, quân đội vẫn tuân hành mệnh lệnh của nguyên thủ quốc gia mà theo hiến pháp là Tổng tư lệnh quân đội. Quân đội không làm chính trị là không một ai có thể nhân danh quân đội ra tranh cử, cũng như quân dội không đề cử ai đại diện mình trong các cuộc bầu cử. Quân đội đứng ngoài mọi tranh chấp quyền lực với các đoàn thể, đảng phái. Quân đội không theo thuyết Tam dân, chẳng theo thuyết Dân tộc sinh tồn, mà chỉ có một lý tưởng chung là phục vụ Tổ quốc và Dân tộc. Bất cứ quân đội nào cũng phải có một ý thức chính trị rõ rệt. Đó là ý thức dân tộc; và phải thi hành một nhiệm vụ chính trị, đó là bảo quốc an dân. Trong thế tranh chấp Quốc Cộng, quân đội khẳng định lập trường chính trị của mình là đứng về phía dân tộc chống chủ nghĩa quốc tế, đứng về hữu thần chống vô thần, đứng về đạo lý truyền thống chống lại lý thuyết phi nhân. Ngoài dũng cảm chiến đấu nơi chiến trường, quân đội phải lo thu phục nhân tâm, đấu tranh địch vận kêu gọi cán binh cộng sản quay về với chính nghĩa quốc gia; tự củng cố để chống lại binh vận cộng sản vốn dùng mọi thủ đoạn vừa khủng bố, vừa mua chuộc, gài bẫy để ép buộc quân sĩ ta theo chúng.
Trong những quốc gia đang phát triển, quân đội đảm nhiệm vai trò quan trọng hơn hết các thành phần khác; vì quân đội là một tập hợp có tổ chức, có kỷ luật, bao gồm những thành viên ưu tú, trẻ trung. Quân đội thu nhận được trình độ kỹ thuật cao, nắm giữ chìa khoá của khoa học kỹ thuật tân tiến. Hơn nữa quân nhân là những người đầy nhiệt huyết, biết hy sinh, có lòng dũng cảm, có tinh thần cách mạng cao độ. Vì thế, khi tình thế đòi hỏi quân đội phải đứng ra lãnh nhiệm vụ lãnh đạo đất nước. Điều này đã xảy ra tại Đại Hàn, Thái Lan, Hồi quốc, Việt Nam... Tự quân đội như thế đã mang bản chất chính trị. Vì vậy, quân đội ta mới thành lập Tổng cục Chiến tranh Chính trị với các sĩ quan có trình độ văn hoá, xã hội cao để nắm vai trò tác động tinh thần trong các đơn vị, đối phó với cộng sản trong cuộc chiến tranh mang màu sắc ý thức hệ. Không may ta bị thua ván cờ do sự tráo trở của đồng minh, để đất nước lọt vào tay bọn quỷ đỏ. Nhiệm vụ chúng ta không thể dừng lại. Trong trại tù, hay khi ra ngoài xã hội đầy rẫy xấu xa của Cộng sản, anh em quân nhân vẫn không ngừng đấu tranh. Tự bản thân là nung rèn ý chí bất khuất, đấu tranh chống lại cái lạnh, cái đói, thèm khát để không đầu hàng giặc. Xa hơn là động viên nhau, thương yêu đùm bọc, chia xẻ cho nhau để cùng nhau chống chỏi qua ngày tháng dài khổ đau, tủi nhục. Xa hơn nữa là khi tiếp xúc với quần chúng, giữ gìn tư cách, lập trường, làm sánh tỏ chính nghĩa quốc gia, vạch trần thủ đoạn bỉ ổi của cộng sản.
Ngày nay, định cư trên đất tạm dung khắp nơi trên thế giới, chúng ta khẳng định mình không phải là loại di dân kinh tế, tha phương cầu thực. Chúng ta vì hoàn cảnh đất nước phải tị nạn tại hải ngoại, lúc nào cũng ngóng về quê hương, góp phần gián tiếp hay trực tiếp cho phong trào đấu tranh dành lại chủ quyền. Điều này không những đúng cho cựu quân nhân, mà còn đúng cho tất cả những ai bỏ nước ra đi từ sau ngày quốc hận 30-4-1975. Chúng ta không những còn nhiệm vụ với tổ quốc dân tộc, mà còn nhiệm vụ với đất nước tạm dung, nơi mà một phần chúng ta, hay con cháu chúng ta sẽ nhận làm quê hương mới. Đối với tổ quốc Việt Nam, chúng ta - ngày nay có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc - lẽ nào lại làm ngơ trước cảnh cùng cực của nhân ta ta còn ở lại bên kia bờ đại dương đang từng ngày quằn quại trong đau thương tủi nhục. Chúng ta lẽ nào quên hình ảnh những bà mẹ tuổi đã già mà hàng ngày phải làm quần quật kiếm miếng ăn. Chúng ta lẽ nào quên được hàng triệu trẻ em không được đến trường, phải lang thang đầu đường xó chợ lượm phế phẩm từ các đống rác để nuôi than. Bao em đã phải sa vào giới lưu manh cướp giật. Chúng ta lẽ nào quên các thiếu nữ Việt Nam xinh tươi không có tương lai mà phải bán mình cho bọn nhà giàu mới, bọn ngoại nhân, bọn Việt kiều phản động. Ai dửng dưng trước cảnh khổ đau của đồng bào, chiến hữu, bạn bè, thân nhân thì không xứng đáng làm người. Chúng ta không còn đủ sức lực đóng góp vào các phong trào phục quốc, thì hãy góp phần đấu tranh cho nhân quyền, hay ít ra không làm gì để nuôi sống thêm cái chế độ phi nhân tàn bạo Cộng sản. Nhiệm vụ chúng ta còn là giáo dục con cái hướng về quê hương, mong có ngày đem sở học về xây dựng lại quê hương quá điêu tàn... Biết bao điều mà chúng ta không cần phải tham gia đoàn thể nào cũng có thể làm được cho một Việt Nam trong tương lai. “Đừng chê việc nhỏ mà không làm.” Đối với Hoa kỳ, nơi đã rộng lòng cưu mang hơn nửa triệu dân Việt; thì đối lại ta phải làm việc. đóng thuế. Đã đóng thuế, chúng ta lại có quyền hưởng phúc lợi khi khó khăn và quyền góp ý kiến cho chính quyền tốt hơn lên. Muốn thực hiện hai thứ quyền nói trên, ta phải tham gia vào sinh hoạt chính trị địa phương. Chỉ vài chục năm trước đây thôi, người da đen và Mexico còn bị kỳ thị bởi luật pháp của người da trắng. Do sự đấu tranh bền bỉ, mà ngày nay họ được bình đẳng. Xã hội Hoa Kỳ dân chủ thật đấy, tự do thật đấy, nhưng cái guồng máy thư lại khổng lồ khó bảo đảm được mọi sự hoàn chỉnh. Chúng ta không những đấu tranh để “có được” mà còn đấu tranh để “duy trì” điều có được. Tại sao các trường học có chương trình song ngữ cho học sinh Mexico, tại sao có tỷ lệ cho dân da đen vào đại học, mà dân ta với số lương gần 15000 người tại Austin, với tỷ lệ từ 15% đến 30% tại một số trường trung học, tiểu học, lại không đòi cho được chương trình song ngữ? Tại sao chúng ta không có nhân viên cảnh sát Việt Nam để bảo vệ an sinh của người Việt, tạo nhịp cầu giữa cư dân và chính quyền? Đó là những vấn đề chính trị địa phương mà dân ta hầu như ít quan tâm đến. Luật chơi dân chủ Hoa kỳ là “Cho và Lấy” (give and take), muốn có quyền lợi, phải đóng góp, phải lên tiếng. Đi bầu là một sự “cho” có hiệu quả lớn, chúng ta nhớ rằng đôi khi cử tri phải quyên góp tiền để ủng hộ cho ứng cử viên mình chọn. Có thế, khi họ đắc cử, mình mới yêu cầu họ giải quyết vấn đề của mình nêu ra. Hãy nhớ chính cựu tổng thống George Bush đã nói rằng cộng đồng Việt Nam không đủ mạnh để áp lực chính quyền Mỹ về các vấn đề Việt Nam. Một sự kết hợp, một thư thỉnh nguyện, một giờ đi bầu, một dollar đóng góp là những hành vi chính trị cần thiết để tự bảo vệ lấy quyền lợi chính đáng của mình. Đó. làm chính trị là như thế, anh em cựu quân nhân không nhất thiết phải nắm vai trò tiên phong trong sự nghiệp quang phục quê hương, mà có thể góp phần nhỏ nhoi của mình qua việc tương trợ anh em mới qua, anh em có khó khăn trong đời sống. Đoàn kết nhất trí là hai điều kiện lớn nhất hiện nay của những người từng chiến đấu chung chiến hào, tạo được tiếng nói có trọng lượng để hổ trợ cho các phong trào đòi Cộng sản Hà Nội trả lại quyền sống cho dân tộc Việt Nam.
webpage: www.michaelpdo.com
MICHAEL DO (DO VAN PHUC)
MICHAEL DO (DO VAN PHUC) .
Việt Báo Thứ Ba, 6/26/2007, 12:02:00 AM
Để trả lời câu hỏi: các hội Cựu Quân Nhân có nên tham gia hoạt động chính trị không?
Không riêng cựu quân nhân, mà bất kỳ một đoàn thể nào sinh hoạt trong xã hội cũng đều có quyền và có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động chính trị địa phương hay cao hơn vào hoạt động chính trị của quốc gia. Danh từ Chính Trị từ lâu đã bị hiểu bó hẹp trong phạm vi tranh chấp quyền lực trong chính quyền và mang ý nghĩa không hay về những màn ma nớp do những nhà chính trị chuyên nghiệp tạo ra. Thực ra chính trị có tính cách tổng quát và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh sinh hoạt chung.
Chính Trị Là Gì?
Theo quan niệm triết học Đông phương có từ ngàn xưa, Chính là ngay thẳng, Trị là sửa đổi. Chính trị là sưả đổi, làm cho ngay thẳng. Các nhà Nho học xưa tâm niệm về con đường hoạt động của kẻ sĩ: “Cách vật, Trí tri, Tu thân, Tề gia, Trị quốc , Bình thiên hạ.” Từ thấp lên cao, kẻ sĩ phải học hỏi để hiểu biết về khoa học tự nhiên, rèn luyện tư duy (Cách vật, Trí tri), tu sửa bản thân, học hỏi điều đạo đức, chỉnh đốn gia đình nề nếp (Tu thân, Tề gia), sau đó đem sở học ra giúp đời, phục vụ đất nước, bình định cả thiên hạ (Trị quốc, Bình thiên hạ). Chính trị không gói gọn trong công việc nhà nước đơn thuần về hành chánh, mà bao gồm nhiều lãnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội...là đóng góp làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn dù đang ở trong địa vị xã hội nào. Một vị thức giả mở trường dạy học là đào tạo nhân tài trong tương lai; một nhà nông có sáng kiến trong việc canh tân, phát triển nông nghiệp; một tu sĩ rao giảng điều lành, một hiệp sĩ đứng ra bảo vệ kẻ yếu trước cường hào: tất cả đều là công việc chính trị. Xưa, vua Vũ đắp đê ngăn nước lụt sông Hoàng Hà cũng là công việc chính trị (Trị Thủy). Vậy chính trị là công việc chung của mọi tầng lớp trong xã hội để làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Quan niệm của Tây phương cũng không khác là bao. Chữ Chính Trị (Politics) do từ chữ POLIS của Hy Lạp, nghĩa là “đô thị”. Hàng ngàn năm trước đây, khi toàn thế giới còn ở trong tình trạng hoang dã, thì trên mảnh đất Hy Lạp (Greece) ngày nay, có những tổ chức quốc gia nhỏ bé tầm cở những đô thị. Họ gọi là Quốc gia Đô thị (City-States), với dân số chừng vài ngàn người. Quốc gia đô thị theo chế độ Cộng hoà (Republic) mà theo sự phân loại của Platon là chế độ tốt đẹp nhất, vì mọi người cùng tham gia thảo luận quyết định trên cơ sở quyền lợi chung của tất cả công dân. Do tính chất nhỏ bé của Quốc gia đô thị, chế độ cộng hoà đã được thực thi nghiêm chỉnh bảo đảm cho mọi công dân hành sử quyền mình. Từ đó, chữ chính trị được quan niệm là công việc điều hành chung của tập thể xã hội. Tại Hoa Kỳ, chính trị là công việc điều hành từ Hạt (county), thị xã (city), lên đến Tiểu bang, Liên bang. Cũng là công việc điều hành trong các tổ chức, hội đoàn nhằm cải thiện sinh hoạt, đòi hỏi chính đáng cho những nguyện vọng cá nhân, tập thể. Người cầm quyền làm chính trị là thi hành chức năng hiến định của mình đem lại an cư, bảo đảm dân sinh. Ngược lại người công dân làm chính rị là đóng góp ý kiến qua báo chí, thỉnh nguyện, qua hình thức lobby, qua bầu cử, ứng cử. Họ tổ chức meeting, biểu tình, tham gia những cuộc chạy bộ, đua xe để biểu lộ ý kiến về bất cứ đề tài gì trong cuộc sống: Phá thai hay bảo vệ hài nhi, ủng hộ hay chống sự đồng tính luyến ái, bảo vệ môi sinh chống ô nhiễm, đòi hỏi một tỉ lệ nhập học cho thành phần giới tính, chủng tộc mình.... Nói chung là tất cả, tất cả những gì liên quan trong đời sống đều là đề tài cho sinh hoạt chính trị.
Con Người và Chính Trị
Là một phần tử căn bản của xã hội, ngay khi sinh ra, lớn lên, con người dù muốn dù không đã là một chủ thể, vừa là một đối tượng của sinh hoạt chính trị. Dù sống giữa đô thị lớn ồn ào chen chúc, hay lánh mình về một thôn xóm hẻo lánh, con người, với tư cách công dân, không thể thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của mọi sinh hoạt chính trị trong nuớc, cũng như những biến chuyển trọng đại của thế giới Có những phạm trù về chính trị diễn biến theo thứ tự như sau:
Ý thức Chính trị (Consciousness):
Biết phân biệt cái đẹp, cái xấu; biết điều này là thiện, điều kia là ác; biết điều đúng, điều sai, con người đã có một ý thức chính rị. Đa số con người có tư tưởng hướng thượng, mưu cầu điều tốt đẹp cho bản thân và tha nhân. Nhờ nhận thức, con người nhìn vào chính quyền, vào xã hội mà phán xét đúng sai dựa trên trình độ và quan điểm của mình. Ý thức chính trị do tự bản năng cảm nhận và được bồi dưỡng thông qua sự giáo dục của hệ thống xã hội. Vì thế, nó không thể nào không bị uốn nắn theo chiều hướng chung của xã hội qua tập đoàn cầm quyền thống trị. Hàng chục năm cầm quyền ở miền Bắc, bọn Cộng sản đã nhào nặn ra những thế hệ có những ý thức chính trị sai lạc, mù quáng để dễ bề sai khiến. Cái ý thức này ăn sâu đến nỗi sau 1975, nhiều người miền Bắc vào Nam, nhìn thấy rõ mặt thật của hai chế độ, mà vẫn khăng khăng bào chữa cho Cộng sản, vì quả thực thì phân tích, nhận thức cái đúng cái sai cũng chờ một quá trình chuyển hướng và cọ xát với sự thực.
Lập trường Chính trị (Standpoint):
Sau khi có ý thức, con người sẽ phải lựa chọn cho mình một cách dứt khoát giữa những khuynh hướng khác nhau, xác định lập trường (standpoint) là đứng hẳn về một phía mà mình cho là hay nhất (take side). Anh có thể cho điều không tốt đối với tôi là hay tốt đối với anh. Được thôi, đó là sự lựa chọn cá nhân của anh (personal choice), điều căn bản của chế độ dân chủ. Vì anh là một chủ thể, anh có quyền lựa chọn riêng dựa trên hiểu biết và suy luận của anh. Có nhiều trường hợp, anh có thể đứng trung lập (neutral), nhưng cũng trong nhiều trường hợp khác, anh phải chọn một, chỉ một mà thôi; ví dụ giữa Cộng sản và Tự do, không có con đường trung dung.
Thái độ Chính trị (Behaviour):
Sự ra đi của một triệu đồng bào miền Bắc vào Nam năm 1954, sự vượt thoát của hàng trăm ngàn đồng bào miền Nam sau 1975 dù qua bao hiểm nguy trên biển cả, trăm phần chỉ có một phần sống, là biểu hiện thái độ chính trị với chính quyền Cộng sản. Trong các trại giam, anh em ta làm việc cầm chừng, miễn cưỡng hay phá hoại ngầm cũng là biểu hiện thái độ chính trị. Nói chung, đã có ý thức và lập trường là phải có thái độ. Thái độ có khi cần biểu lộ tích cực, có khi tiềm ẩn qua sự chịu đựng nhưng bất phục mà Cộng sản thường gọi là: “nín thở qua sông.”
Nhiệm vụ Chính trị và Hoạt động Chính trị (Obligation and Activities):
Đây là điểm mấu chốt gây nhiều tranh cải nhất. Thông thường, người ta hiểu hoạt động chính trị là tham gia các đoàn thể. đảng phái, đấu tranh vào chính quyền dành cho mình quyền lực. Nhu cầu quyền lực (Need for Power) là tất yếu cũng như nhu cầu hiển đạt của cá nhân (Need for Achievement). Trong sinh hoạt tại các quốc gia dân chủ, luôn luôn có những Chính đảng (Political Parties) và những Đoàn thể áp lực (Pressure Groups/ Interest groups). Chính đảng có tính cách toàn dân, là tập hợp những người chung khuynh hướng chính trị, thực hiện ba chức năng chính: Giáo dục quần chúng, đấu tranh dành quyền lực, và thực thi chương trình hành động của mình. Đoàn thể áp lực hay còn gọi là đoàn thể quyền lợi, đại diện cho quyền lợi nhóm, thành phần xã hội, không có mục tiêu dành chính quyền, mà chỉ áp lực tranh đấu cho quyền lợi cá biệt của tập thể mình. Tại Mỹ, ta thấy có những đoàn thể lớn như các Công đoàn đại diện cho quyền lợi từng loại công nhân, đến các hội nhỏ như hội săn bắn, câu cá... Họ vận động (lobby) với lập pháp tại các cấp để đòi hỏi cho mình những quyền lợi. Có khi quyền lợi đó chỉ là sự thoải mái trong vấn đề giải trí thôi. Nhưng dù ít dù nhiều, các hội đoàn cũng rất có ảnh hưởng trong các cuộc tranh cử hành pháp, lập pháp các cấp.
Ngay cả khi không đứng trong một đoàn thể nào, cũng là một sự biểu hiện thái độ chính trị; và khi đã lên tiếng về một vấn đề nào, thì đó là một hành động chính trị. Chính đảng hoạt động qua việc tuyển mộ, tổ chức, giáo dục chính trị cho đảng viên và quần chúng. Vì thế phải có cương lĩnh sắc bén, có kỷ luật cao độ. Đoàn thể thì tập họp trên cơ sở nội quy, có chương trình gọn nhẹ và hạn chế.
Cựu Quân Nhân và Chính Trị
Khi còn trong quân ngũ, chúng ta thường nghe kêu gọi rằng quân đội không làm chính trị. Điều đó có nghĩa rằng tập thể quân đội không phải là một chính đảng để ra tranh quyền, ứng cử vào các chức vụ hành pháp, lập pháp. Vì quân đội là công cụ của quốc gia để bảo vệ lãnh thổ, giữ gìn an ninh cho dân chúng. Quân đội hoàn toàn đứng ngoài, hay đứng trên hết thảy mọi đảng phái. Dù đảng nào cầm quyền, Đại Việt, Cần Lao, Dân Chủ, quân đội vẫn tuân hành mệnh lệnh của nguyên thủ quốc gia mà theo hiến pháp là Tổng tư lệnh quân đội. Quân đội không làm chính trị là không một ai có thể nhân danh quân đội ra tranh cử, cũng như quân dội không đề cử ai đại diện mình trong các cuộc bầu cử. Quân đội đứng ngoài mọi tranh chấp quyền lực với các đoàn thể, đảng phái. Quân đội không theo thuyết Tam dân, chẳng theo thuyết Dân tộc sinh tồn, mà chỉ có một lý tưởng chung là phục vụ Tổ quốc và Dân tộc. Bất cứ quân đội nào cũng phải có một ý thức chính trị rõ rệt. Đó là ý thức dân tộc; và phải thi hành một nhiệm vụ chính trị, đó là bảo quốc an dân. Trong thế tranh chấp Quốc Cộng, quân đội khẳng định lập trường chính trị của mình là đứng về phía dân tộc chống chủ nghĩa quốc tế, đứng về hữu thần chống vô thần, đứng về đạo lý truyền thống chống lại lý thuyết phi nhân. Ngoài dũng cảm chiến đấu nơi chiến trường, quân đội phải lo thu phục nhân tâm, đấu tranh địch vận kêu gọi cán binh cộng sản quay về với chính nghĩa quốc gia; tự củng cố để chống lại binh vận cộng sản vốn dùng mọi thủ đoạn vừa khủng bố, vừa mua chuộc, gài bẫy để ép buộc quân sĩ ta theo chúng.
Trong những quốc gia đang phát triển, quân đội đảm nhiệm vai trò quan trọng hơn hết các thành phần khác; vì quân đội là một tập hợp có tổ chức, có kỷ luật, bao gồm những thành viên ưu tú, trẻ trung. Quân đội thu nhận được trình độ kỹ thuật cao, nắm giữ chìa khoá của khoa học kỹ thuật tân tiến. Hơn nữa quân nhân là những người đầy nhiệt huyết, biết hy sinh, có lòng dũng cảm, có tinh thần cách mạng cao độ. Vì thế, khi tình thế đòi hỏi quân đội phải đứng ra lãnh nhiệm vụ lãnh đạo đất nước. Điều này đã xảy ra tại Đại Hàn, Thái Lan, Hồi quốc, Việt Nam... Tự quân đội như thế đã mang bản chất chính trị. Vì vậy, quân đội ta mới thành lập Tổng cục Chiến tranh Chính trị với các sĩ quan có trình độ văn hoá, xã hội cao để nắm vai trò tác động tinh thần trong các đơn vị, đối phó với cộng sản trong cuộc chiến tranh mang màu sắc ý thức hệ. Không may ta bị thua ván cờ do sự tráo trở của đồng minh, để đất nước lọt vào tay bọn quỷ đỏ. Nhiệm vụ chúng ta không thể dừng lại. Trong trại tù, hay khi ra ngoài xã hội đầy rẫy xấu xa của Cộng sản, anh em quân nhân vẫn không ngừng đấu tranh. Tự bản thân là nung rèn ý chí bất khuất, đấu tranh chống lại cái lạnh, cái đói, thèm khát để không đầu hàng giặc. Xa hơn là động viên nhau, thương yêu đùm bọc, chia xẻ cho nhau để cùng nhau chống chỏi qua ngày tháng dài khổ đau, tủi nhục. Xa hơn nữa là khi tiếp xúc với quần chúng, giữ gìn tư cách, lập trường, làm sánh tỏ chính nghĩa quốc gia, vạch trần thủ đoạn bỉ ổi của cộng sản.
Ngày nay, định cư trên đất tạm dung khắp nơi trên thế giới, chúng ta khẳng định mình không phải là loại di dân kinh tế, tha phương cầu thực. Chúng ta vì hoàn cảnh đất nước phải tị nạn tại hải ngoại, lúc nào cũng ngóng về quê hương, góp phần gián tiếp hay trực tiếp cho phong trào đấu tranh dành lại chủ quyền. Điều này không những đúng cho cựu quân nhân, mà còn đúng cho tất cả những ai bỏ nước ra đi từ sau ngày quốc hận 30-4-1975. Chúng ta không những còn nhiệm vụ với tổ quốc dân tộc, mà còn nhiệm vụ với đất nước tạm dung, nơi mà một phần chúng ta, hay con cháu chúng ta sẽ nhận làm quê hương mới. Đối với tổ quốc Việt Nam, chúng ta - ngày nay có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc - lẽ nào lại làm ngơ trước cảnh cùng cực của nhân ta ta còn ở lại bên kia bờ đại dương đang từng ngày quằn quại trong đau thương tủi nhục. Chúng ta lẽ nào quên hình ảnh những bà mẹ tuổi đã già mà hàng ngày phải làm quần quật kiếm miếng ăn. Chúng ta lẽ nào quên được hàng triệu trẻ em không được đến trường, phải lang thang đầu đường xó chợ lượm phế phẩm từ các đống rác để nuôi than. Bao em đã phải sa vào giới lưu manh cướp giật. Chúng ta lẽ nào quên các thiếu nữ Việt Nam xinh tươi không có tương lai mà phải bán mình cho bọn nhà giàu mới, bọn ngoại nhân, bọn Việt kiều phản động. Ai dửng dưng trước cảnh khổ đau của đồng bào, chiến hữu, bạn bè, thân nhân thì không xứng đáng làm người. Chúng ta không còn đủ sức lực đóng góp vào các phong trào phục quốc, thì hãy góp phần đấu tranh cho nhân quyền, hay ít ra không làm gì để nuôi sống thêm cái chế độ phi nhân tàn bạo Cộng sản. Nhiệm vụ chúng ta còn là giáo dục con cái hướng về quê hương, mong có ngày đem sở học về xây dựng lại quê hương quá điêu tàn... Biết bao điều mà chúng ta không cần phải tham gia đoàn thể nào cũng có thể làm được cho một Việt Nam trong tương lai. “Đừng chê việc nhỏ mà không làm.” Đối với Hoa kỳ, nơi đã rộng lòng cưu mang hơn nửa triệu dân Việt; thì đối lại ta phải làm việc. đóng thuế. Đã đóng thuế, chúng ta lại có quyền hưởng phúc lợi khi khó khăn và quyền góp ý kiến cho chính quyền tốt hơn lên. Muốn thực hiện hai thứ quyền nói trên, ta phải tham gia vào sinh hoạt chính trị địa phương. Chỉ vài chục năm trước đây thôi, người da đen và Mexico còn bị kỳ thị bởi luật pháp của người da trắng. Do sự đấu tranh bền bỉ, mà ngày nay họ được bình đẳng. Xã hội Hoa Kỳ dân chủ thật đấy, tự do thật đấy, nhưng cái guồng máy thư lại khổng lồ khó bảo đảm được mọi sự hoàn chỉnh. Chúng ta không những đấu tranh để “có được” mà còn đấu tranh để “duy trì” điều có được. Tại sao các trường học có chương trình song ngữ cho học sinh Mexico, tại sao có tỷ lệ cho dân da đen vào đại học, mà dân ta với số lương gần 15000 người tại Austin, với tỷ lệ từ 15% đến 30% tại một số trường trung học, tiểu học, lại không đòi cho được chương trình song ngữ? Tại sao chúng ta không có nhân viên cảnh sát Việt Nam để bảo vệ an sinh của người Việt, tạo nhịp cầu giữa cư dân và chính quyền? Đó là những vấn đề chính trị địa phương mà dân ta hầu như ít quan tâm đến. Luật chơi dân chủ Hoa kỳ là “Cho và Lấy” (give and take), muốn có quyền lợi, phải đóng góp, phải lên tiếng. Đi bầu là một sự “cho” có hiệu quả lớn, chúng ta nhớ rằng đôi khi cử tri phải quyên góp tiền để ủng hộ cho ứng cử viên mình chọn. Có thế, khi họ đắc cử, mình mới yêu cầu họ giải quyết vấn đề của mình nêu ra. Hãy nhớ chính cựu tổng thống George Bush đã nói rằng cộng đồng Việt Nam không đủ mạnh để áp lực chính quyền Mỹ về các vấn đề Việt Nam. Một sự kết hợp, một thư thỉnh nguyện, một giờ đi bầu, một dollar đóng góp là những hành vi chính trị cần thiết để tự bảo vệ lấy quyền lợi chính đáng của mình. Đó. làm chính trị là như thế, anh em cựu quân nhân không nhất thiết phải nắm vai trò tiên phong trong sự nghiệp quang phục quê hương, mà có thể góp phần nhỏ nhoi của mình qua việc tương trợ anh em mới qua, anh em có khó khăn trong đời sống. Đoàn kết nhất trí là hai điều kiện lớn nhất hiện nay của những người từng chiến đấu chung chiến hào, tạo được tiếng nói có trọng lượng để hổ trợ cho các phong trào đòi Cộng sản Hà Nội trả lại quyền sống cho dân tộc Việt Nam.
webpage: www.michaelpdo.com
MICHAEL DO (DO VAN PHUC)
Một Vài Thắc Mắc Của Một Số Chính Trị Gia Về Vấn Đề Tự Do Dân Chủ VN
Một Vài Thắc Mắc Của Một Số Chính Trị Gia Về Vấn Đề Tự Do Dân Chủ VN
NGUYỄN CHÍNH KẾT . Việt Báo Thứ Bảy, 6/30/2007, 12:02:00 AM
Khi làm công tác ngoại vận tại Hoa Kỳ và Âu Châu, gặp các nhà chính trị tại Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu, họ đã đặt cho tôi nhiều câu hỏi. Trong số những câu hỏi ấy, có vài câu hỏi mà tôi nghĩ là quan trọng, vì câu trả lời cho chúng có thể phần nào ảnh hưởng đến lập trường và đường lối hành động của các nhà chính trị ấy. Vì thế, trong giới hạn của bài viết, tôi chỉ xin đưa ra 3 câu hỏi quan trọng nhất cùng với câu trả lời của tôi.
1) Hễ phát triển kinh tế thì tự nhiên sẽ có tự do dân chủ chăng?
Câu hỏi:
Hiện nay Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế. Theo tôi nghĩ, một khi nền kinh tế Việt Nam đã cải thiện tốt đẹp, thì chính trị cũng sẽ được cải thiện theo, nghĩa là sẽ có tự do dân chủ. Các ông phải biết chờ đợi, không thể đốt thời gian được.
Trả lời:
Giữa nhà tù và nhà dân cư có sự khác biệt như sau:
- Tại nhà dân cư, người dân tự do, muốn làm gì thì làm, không phải xin phép ai; nếu có ai xâm phạm quyền tự do hay làm điều gì bất công cho họ thì họ sẽ được luật pháp can thiệp, bênh vực họ; kẻ xâm phạm ấy sẽ bị pháp luật trừng phạt.
- Còn trong nhà tù, tù nhân không được tự do, vì làm gì hay đi đâu cũng phải xin phép; không được phép mà cứ làm, cứ đi là bị phạt. Ngoài ra, cai tù muốn đối xử với tù nhân ra sao cũng được, muốn ăn hiếp, hành hạ họ cách bất công, muốn cúp phần ăn hay ngang nhiên trấn lột đồ đạc của họ cũng chẳng bị sao cả; hầu như không có luật pháp nào can thiệp hay trừng phạt cai tù cả.
Tại những quốc gia tự do dân chủ và phát triển, nhà tù thường được cải thiện đủ mọi mặt: nhà cửa, chế độ ăn uống, tiện nghi, v.v... chẳng kém hay còn hơn một số các nhà dân cư thuộc loại nghèo. Nhưng nếu tù nhân vẫn bị giam giữ, và nếu làm gì, đi đâu cũng phải xin phép, thì nhà tù ấy vẫn là nhà tù. Ai có lương tri cũng thấy: không phải cứ cải thiện nhà tù đủ mọi mặt thì nhà tù tự nhiên sẽ biến thành nhà dân cư tự do được.
Việt Nam hiện nay về chính trị đang theo thể chế độc tài độc đảng, toàn Việt Nam chẳng khác nào một nhà tù lớn, với đầy đủ đặc tính căn bản đã nói trên của một nhà tù. Chỉ có các cán bộ cộng sản (giống như những viên cai tù) mới được tự do thôi. Thậm chí họ còn tự do hơn những cán bộ ở những nước khác, vì trong chế độ nhà tù, họ có thể tự do hiếp đáp, bóc lột dân chúng (tức tù nhân của họ) mà không sợ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Nạn tham nhũng, cửa quyền và tình trạng dân oan lan tràn hiện nay chứng tỏ điều ấy.
Do đó, nếu chỉ cải thiện kinh tế mà không thay đổi chính trị thì Việt Nam muôn đời vẫn là một nhà tù lớn. Dân Việt Nam khao khát ra khỏi cái nhà tù khổng lồ ấy chứ không hề muốn ở mãi trong nhà tù ấy để thụ hưởng những cải thiện hay phát triển trong đó.
Con chim bị nhốt trong lồng chỉ mong muốn được bay ra ngoài, chứ không bao giờ muốn ở lại trong lồng để hưởng thú được sống trong một cái lồng dù đã thành vàng, hay để hưởng những đồ ăn thức uống trong ấy dù đã trở nên ngon và nhiều hơn trước gấp bội. (Trong dụ ngôn của Lafontaine, con chó rừng tuy thiếu thốn và phải kiếm ăn vất vả, nhưng nó thà chấp nhận sống khổ cực nhưng tự do, hơn được làm con chó nhà tuy ăn ngon uống đủ nhưng bị cột một chỗ và phải nô lệ chủ.
Tâm lý của tất cả mọi người đều như vậy cả. Họ thích được tự do và tự quyết hơn là được đầy đủ vật chất.
2) Các con cái của cán bộ cộng sản Việt Nam du học Mỹ sẽ biến Việt Nam thành một nước tự do dân chủ chăng?
Câu hỏi:
Hiện nay rất nhiều lãnh đạo cộng sản cho con cái du học ở Mỹ, Pháp, Đức, và nhiều nước tự do khác. Những đứa trẻ này sẽ học được ở đấy bài học về sự ưu việt của thể chế dân chủ, nên khi về nước lãnh đạo, chúng sẽ áp dụng thể chế dân chủ trong nước. Các ông hãy kiên nhẫn chờ đợi, chuyện gì cũng đòi hỏi thời gian.
Trả lời:
Tôi biết chắc chắn rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay ai cũng biết sự ưu việt của thể chế dân chủ. Chẳng lẽ suốt mấy chục năm cuộc đời họ, họ không nhận ra các nước theo chủ nghĩa cộng sản đều thua xa những nước tự do dân chủ về mọi mặt sao? Biết bao nhiêu người trong nước, trong đó có các nhà tranh đấu dân chủ, đã nói lên điều ấy nhiều lần. Họ biết tất cả nhưng vẫn nhất quyết giữ vững chế độ độc tài toàn trị.
Vấn đề quan trọng để có thể thay đổi là các nhà lãnh đạo Việt Nam có muốn thay đổi sang dân chủ hay không, chứ không phải có thấy được sự ưu việt của dân chủ hay không. Cũng y hệt như thế đối với các con cái của họ, là những nhà lãnh đạo đất nước sau này. Nếu chúng vẫn có tham vọng nắm quyền cai trị đất nước một cách vĩnh viễn như cha mẹ chúng hiện nay để tận hưởng những đặc quyền đặc lợi do chế độ độc tài toàn trị đem lại, thì dù họ có biết rõ hơn ai sự ưu việt của dân chủ, họ vẫn cố thủ chế độ độc tài. Sự việc này không khác gì trường hợp những tên cướp: khi đã cướp được gia tài của một người, có bao giờ chúng ta hy vọng rằng chúng sẽ tự nguyện trả lại những thứ cướp được ấy cho khổ chủ, khi có ai nói cho chúng biết rõ việc làm của chúng là sai trái, là vi phạm luật và có thể ngồi tù chăng?
Cũng vậy, hy vọng con cái những nhà độc tài du học tại Mỹ sau này khi nắm quyền lãnh đạo đất nước sẽ tự động chuyển đất nước sang thể chế dân chủ, hoàn toàn là ảo tưởng. Một khi họ vẫn còn tham vọng muốn giữ vững độc quyền cai trị, thì những kiến thức học được về dân chủ, ngược lại, còn giúp họ khôn khéo và mánh khoé hơn trong việc giữ vững thể chế độc tài ấy.
3) Tại sao các vị chức sắc tôn giáo lại đấu tranh chính trị?
Câu hỏi:
Chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn khi muốn ủng hộ các chức sắc tôn giáo như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cụ Lê Quang Liêm... vì những vị này không chỉ đấu tranh thuần túy cho tự do tôn giáo như trước kia, mà còn đi vào những lãnh vực chính trị như tranh đấu cho dân chủ, yêu cầu bỏ điều 4 hiến pháp, đòi thay thế chế độ độc tài độc đảng hiện nay bằng thể chế dân chủ đa đảng... Nếu các vị chỉ đấu tranh thuần túy cho tự do tôn giáo hay nhân quyền, thì chúng tôi ủng hộ rất dễ, không gặp trở ngại nào. Nhưng khi các vị chuyển sang đấu tranh chính trị thì việc ủng hộ của chúng tôi và của nhiều tổ chức khác dành cho các vị trở nên khó khăn. Tại sao các vị lại hành động như vậy?
Trả lời:
- Tôi cũng là người đã từng đấu tranh thuần túy cho tự do tôn giáo suốt 5 năm, từ đầu năm 2001 đến giữa năm 2005. Sau đó, kể từ năm 2005, tôi bắt đầu chuyển sang đấu tranh nhân quyền rồi cho tự do dân chủ như các vị mà ông vừa nêu, nên tôi rất hiểu các vị ấy. Vì thế, tôi có thể trả lời ông một cách rõ ràng và chính xác.
Sau khi đấu tranh thuần túy cho tự do tôn giáo được 5 năm, tôi tự nhiên ý thức rằng tôn giáo chỉ là một trong những mặt sinh hoạt của con người. Con người còn có nhiều mặt khác nữa, những mặt này cũng bị tước đoạt tự do không kém gì mặt tôn giáo. Vậy tại sao tôi lại chỉ đấu tranh cho tự do tôn giáo? Sự hợp lý mà một người dạy triết học như tôi phải có là phải đòi tự do cho tất cả mọi mặt của con người chứ không phải chỉ đòi hỏi một cách cục bộ cho mặt tôn giáo mà thôi. Giả như CSVN có chấp nhận cho tự do tôn giáo nhưng không chấp nhận tự do trong những sinh hoạt khác, thì tôi vẫn phải tiếp tục tranh đấu. Vì thế, tôi đã chuyển sang đấu tranh một cách toàn diện hơn, là đấu tranh cho các quyền của con người, tức nhân quyền.
Đấu tranh nhân quyền một thời gian, tôi tự hỏi: tại sao đảng CSVN lại không tôn trọng nhân quyền của người dân? (Chính vì họ độc tài, muốn mọi người dân phải tư tưởng và hành động theo ý của họ, không được suy nghĩ khác hay làm khác. Như vậy, đấu tranh cho nhân quyền chỉ là đòi hỏi cái ngọn. Sự hợp lý buộc tôi phải đòi hỏi tận gốc, nghĩa là phải chống độc tài và đòi hỏi tự do dân chủ. Vì thế, tôi đã dấn thân đấu tranh cho tự do dân chủ đa đảng từ giữa năm 2005.
Như vậy sự hợp lý đòi buộc tôi phải chuyển đổi mục đích đấu tranh như thế. Tôi nghĩ các vị chức sắc tôn giáo mà ông thắc mắc cũng bị sự hợp lý đòi hỏi phải suy nghĩ và hành động như vậy.
NGUYỄN CHÍNH KẾT
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=114&nid=110341
---
NGUYỄN CHÍNH KẾT . Việt Báo Thứ Bảy, 6/30/2007, 12:02:00 AM
Khi làm công tác ngoại vận tại Hoa Kỳ và Âu Châu, gặp các nhà chính trị tại Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu, họ đã đặt cho tôi nhiều câu hỏi. Trong số những câu hỏi ấy, có vài câu hỏi mà tôi nghĩ là quan trọng, vì câu trả lời cho chúng có thể phần nào ảnh hưởng đến lập trường và đường lối hành động của các nhà chính trị ấy. Vì thế, trong giới hạn của bài viết, tôi chỉ xin đưa ra 3 câu hỏi quan trọng nhất cùng với câu trả lời của tôi.
1) Hễ phát triển kinh tế thì tự nhiên sẽ có tự do dân chủ chăng?
Câu hỏi:
Hiện nay Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế. Theo tôi nghĩ, một khi nền kinh tế Việt Nam đã cải thiện tốt đẹp, thì chính trị cũng sẽ được cải thiện theo, nghĩa là sẽ có tự do dân chủ. Các ông phải biết chờ đợi, không thể đốt thời gian được.
Trả lời:
Giữa nhà tù và nhà dân cư có sự khác biệt như sau:
- Tại nhà dân cư, người dân tự do, muốn làm gì thì làm, không phải xin phép ai; nếu có ai xâm phạm quyền tự do hay làm điều gì bất công cho họ thì họ sẽ được luật pháp can thiệp, bênh vực họ; kẻ xâm phạm ấy sẽ bị pháp luật trừng phạt.
- Còn trong nhà tù, tù nhân không được tự do, vì làm gì hay đi đâu cũng phải xin phép; không được phép mà cứ làm, cứ đi là bị phạt. Ngoài ra, cai tù muốn đối xử với tù nhân ra sao cũng được, muốn ăn hiếp, hành hạ họ cách bất công, muốn cúp phần ăn hay ngang nhiên trấn lột đồ đạc của họ cũng chẳng bị sao cả; hầu như không có luật pháp nào can thiệp hay trừng phạt cai tù cả.
Tại những quốc gia tự do dân chủ và phát triển, nhà tù thường được cải thiện đủ mọi mặt: nhà cửa, chế độ ăn uống, tiện nghi, v.v... chẳng kém hay còn hơn một số các nhà dân cư thuộc loại nghèo. Nhưng nếu tù nhân vẫn bị giam giữ, và nếu làm gì, đi đâu cũng phải xin phép, thì nhà tù ấy vẫn là nhà tù. Ai có lương tri cũng thấy: không phải cứ cải thiện nhà tù đủ mọi mặt thì nhà tù tự nhiên sẽ biến thành nhà dân cư tự do được.
Việt Nam hiện nay về chính trị đang theo thể chế độc tài độc đảng, toàn Việt Nam chẳng khác nào một nhà tù lớn, với đầy đủ đặc tính căn bản đã nói trên của một nhà tù. Chỉ có các cán bộ cộng sản (giống như những viên cai tù) mới được tự do thôi. Thậm chí họ còn tự do hơn những cán bộ ở những nước khác, vì trong chế độ nhà tù, họ có thể tự do hiếp đáp, bóc lột dân chúng (tức tù nhân của họ) mà không sợ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Nạn tham nhũng, cửa quyền và tình trạng dân oan lan tràn hiện nay chứng tỏ điều ấy.
Do đó, nếu chỉ cải thiện kinh tế mà không thay đổi chính trị thì Việt Nam muôn đời vẫn là một nhà tù lớn. Dân Việt Nam khao khát ra khỏi cái nhà tù khổng lồ ấy chứ không hề muốn ở mãi trong nhà tù ấy để thụ hưởng những cải thiện hay phát triển trong đó.
Con chim bị nhốt trong lồng chỉ mong muốn được bay ra ngoài, chứ không bao giờ muốn ở lại trong lồng để hưởng thú được sống trong một cái lồng dù đã thành vàng, hay để hưởng những đồ ăn thức uống trong ấy dù đã trở nên ngon và nhiều hơn trước gấp bội. (Trong dụ ngôn của Lafontaine, con chó rừng tuy thiếu thốn và phải kiếm ăn vất vả, nhưng nó thà chấp nhận sống khổ cực nhưng tự do, hơn được làm con chó nhà tuy ăn ngon uống đủ nhưng bị cột một chỗ và phải nô lệ chủ.
Tâm lý của tất cả mọi người đều như vậy cả. Họ thích được tự do và tự quyết hơn là được đầy đủ vật chất.
2) Các con cái của cán bộ cộng sản Việt Nam du học Mỹ sẽ biến Việt Nam thành một nước tự do dân chủ chăng?
Câu hỏi:
Hiện nay rất nhiều lãnh đạo cộng sản cho con cái du học ở Mỹ, Pháp, Đức, và nhiều nước tự do khác. Những đứa trẻ này sẽ học được ở đấy bài học về sự ưu việt của thể chế dân chủ, nên khi về nước lãnh đạo, chúng sẽ áp dụng thể chế dân chủ trong nước. Các ông hãy kiên nhẫn chờ đợi, chuyện gì cũng đòi hỏi thời gian.
Trả lời:
Tôi biết chắc chắn rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay ai cũng biết sự ưu việt của thể chế dân chủ. Chẳng lẽ suốt mấy chục năm cuộc đời họ, họ không nhận ra các nước theo chủ nghĩa cộng sản đều thua xa những nước tự do dân chủ về mọi mặt sao? Biết bao nhiêu người trong nước, trong đó có các nhà tranh đấu dân chủ, đã nói lên điều ấy nhiều lần. Họ biết tất cả nhưng vẫn nhất quyết giữ vững chế độ độc tài toàn trị.
Vấn đề quan trọng để có thể thay đổi là các nhà lãnh đạo Việt Nam có muốn thay đổi sang dân chủ hay không, chứ không phải có thấy được sự ưu việt của dân chủ hay không. Cũng y hệt như thế đối với các con cái của họ, là những nhà lãnh đạo đất nước sau này. Nếu chúng vẫn có tham vọng nắm quyền cai trị đất nước một cách vĩnh viễn như cha mẹ chúng hiện nay để tận hưởng những đặc quyền đặc lợi do chế độ độc tài toàn trị đem lại, thì dù họ có biết rõ hơn ai sự ưu việt của dân chủ, họ vẫn cố thủ chế độ độc tài. Sự việc này không khác gì trường hợp những tên cướp: khi đã cướp được gia tài của một người, có bao giờ chúng ta hy vọng rằng chúng sẽ tự nguyện trả lại những thứ cướp được ấy cho khổ chủ, khi có ai nói cho chúng biết rõ việc làm của chúng là sai trái, là vi phạm luật và có thể ngồi tù chăng?
Cũng vậy, hy vọng con cái những nhà độc tài du học tại Mỹ sau này khi nắm quyền lãnh đạo đất nước sẽ tự động chuyển đất nước sang thể chế dân chủ, hoàn toàn là ảo tưởng. Một khi họ vẫn còn tham vọng muốn giữ vững độc quyền cai trị, thì những kiến thức học được về dân chủ, ngược lại, còn giúp họ khôn khéo và mánh khoé hơn trong việc giữ vững thể chế độc tài ấy.
3) Tại sao các vị chức sắc tôn giáo lại đấu tranh chính trị?
Câu hỏi:
Chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn khi muốn ủng hộ các chức sắc tôn giáo như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cụ Lê Quang Liêm... vì những vị này không chỉ đấu tranh thuần túy cho tự do tôn giáo như trước kia, mà còn đi vào những lãnh vực chính trị như tranh đấu cho dân chủ, yêu cầu bỏ điều 4 hiến pháp, đòi thay thế chế độ độc tài độc đảng hiện nay bằng thể chế dân chủ đa đảng... Nếu các vị chỉ đấu tranh thuần túy cho tự do tôn giáo hay nhân quyền, thì chúng tôi ủng hộ rất dễ, không gặp trở ngại nào. Nhưng khi các vị chuyển sang đấu tranh chính trị thì việc ủng hộ của chúng tôi và của nhiều tổ chức khác dành cho các vị trở nên khó khăn. Tại sao các vị lại hành động như vậy?
Trả lời:
- Tôi cũng là người đã từng đấu tranh thuần túy cho tự do tôn giáo suốt 5 năm, từ đầu năm 2001 đến giữa năm 2005. Sau đó, kể từ năm 2005, tôi bắt đầu chuyển sang đấu tranh nhân quyền rồi cho tự do dân chủ như các vị mà ông vừa nêu, nên tôi rất hiểu các vị ấy. Vì thế, tôi có thể trả lời ông một cách rõ ràng và chính xác.
Sau khi đấu tranh thuần túy cho tự do tôn giáo được 5 năm, tôi tự nhiên ý thức rằng tôn giáo chỉ là một trong những mặt sinh hoạt của con người. Con người còn có nhiều mặt khác nữa, những mặt này cũng bị tước đoạt tự do không kém gì mặt tôn giáo. Vậy tại sao tôi lại chỉ đấu tranh cho tự do tôn giáo? Sự hợp lý mà một người dạy triết học như tôi phải có là phải đòi tự do cho tất cả mọi mặt của con người chứ không phải chỉ đòi hỏi một cách cục bộ cho mặt tôn giáo mà thôi. Giả như CSVN có chấp nhận cho tự do tôn giáo nhưng không chấp nhận tự do trong những sinh hoạt khác, thì tôi vẫn phải tiếp tục tranh đấu. Vì thế, tôi đã chuyển sang đấu tranh một cách toàn diện hơn, là đấu tranh cho các quyền của con người, tức nhân quyền.
Đấu tranh nhân quyền một thời gian, tôi tự hỏi: tại sao đảng CSVN lại không tôn trọng nhân quyền của người dân? (Chính vì họ độc tài, muốn mọi người dân phải tư tưởng và hành động theo ý của họ, không được suy nghĩ khác hay làm khác. Như vậy, đấu tranh cho nhân quyền chỉ là đòi hỏi cái ngọn. Sự hợp lý buộc tôi phải đòi hỏi tận gốc, nghĩa là phải chống độc tài và đòi hỏi tự do dân chủ. Vì thế, tôi đã dấn thân đấu tranh cho tự do dân chủ đa đảng từ giữa năm 2005.
Như vậy sự hợp lý đòi buộc tôi phải chuyển đổi mục đích đấu tranh như thế. Tôi nghĩ các vị chức sắc tôn giáo mà ông thắc mắc cũng bị sự hợp lý đòi hỏi phải suy nghĩ và hành động như vậy.
NGUYỄN CHÍNH KẾT
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=114&nid=110341
---
Dân chúng Tiền Giang kéo về biểu tình trước Văn phòng II Quốc hội
Dân chúng Tiền Giang kéo về biểu tình trước Văn phòng II Quốc hội
2007.06.28
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Suốt tuần qua, mấy trăm người dân từ tỉnh Tiền Giang đã lên thành phố Hồ Chí Minh biểu tình trước Văn phòng II Quốc hội, để đòi hỏi chính quyền giải quyết tình trạng đất đai, tài sản gia đình họ bị tước đọat một cách bất công, mà chính quyền địa phuơng không giải quyết thỏa đáng. Gia Minh trình bày thông tin liên hệ trong phần sau.
Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe
Mấy trăm người dân từ tỉnh Tiền Giang đã lên thành phố Hồ Chí Minh biểu tình trước Văn phòng II Quốc hội. Hình của Người đưa tin từ Sài Gòn.
Vào sáng ngày 28 tháng 6, chúng tôi liên lạc với một số người tham gia trong đòan biểu tình để tìm hiểu về thông tin nhận được. Bà Cao Quế Hoa, ngụ tại Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết:
Hôm nay là đòan đã biểu tình đến ngày thứ bảy rồi. Mỗi ngày chúng tôi có luân phiên nguời vì những ngày qua mưa bão nên nhiều nguời bị bệnh. Nếu đồng bào mà còn ít thì Văn phòng Quốc hội và Công an sẽ trục xuất chúng tôi ra khỏi thành phố. Chúng tôi tòan bộ từ Tiền Giang, và sắp đến thì sẽ có đòan từ Bà rịa- Vũng Tàu và Đồng Tháp tham gia.
Sau nhiều năm đi đòi công lý, nhiều lần lãnh đạo tỉnh ra đến Hà Nội rước chúng tôi về hứa giải quyết nhưng rồi không giải quyết gì. Do đó chúng tôi phải kiên quyết đòi hỏi quyền chính đáng của chúng tôi. Giải quyết thỏa đáng theo đúng nghị định, chủ trương của nhà nuớc, không thể hứa suông”.
Gia Minh: Trong những ngày qua có viên chức chính quyền ra làm việc với đòan?
Bà Cao Quế Hoa:
Chỉ có Ông Nguyễn Văn Phòng, phó chủ tịch tỉnh Tiền Giang, phó thanh tra Tỉnh, ông Hoa Ủy ban tỉnh và hai vị bên công an tỉnh Tiền Gian đến động viên chúng tôi về tỉnh để giải quyết. Nhưng chúng tôi bị chính những vị này từng ra Hà Nội ruớc chúng tôi về trước kỳ Đại hội Đảng, APEC; nhưng sau đó không giải quyết dù có văn bản đóng dấu hẳn hoi.
Tối qua có ông Nguyễn Văn Vạn, vụ truởng công tác quốc hội phía nam nói đã xin ý kiến văn phòng chính phủ yêu cầu lãnh đạo Tiền Giang rước dân về giải quyết; nhưng chúng tôi không tin tưởng.
Gia Minh: Đó là các viên chức, còn công an có thái độ thế nào?
Mấy trăm người dân từ tỉnh Tiền Giang đã lên thành phố Hồ Chí Minh biểu tình trước Văn phòng II Quốc hội. Hình của Người đưa tin từ Sài Gòn.
Bà Cao Quế Hoa: Vào ngày 22 chúng tôi đến Đài Truyền hình với mong mỏi cơ quan truyền thông nói lên nỗi oan ức của chúng tôi; sau đó chúng tôi kéo xuống đuờng Trần Quốc Thảo thì có công an đến cướp xe của chúng tôi; nhưng chúng tôi đòan kết để không bị làm tan rã.
Gia Minh: Còn những nguời dân gặp đòan thì sao?
Bà Cao Quế Hoa: Nguời dân rất ủng hộ chúng tôi, biết chúng tôi khổ sở nhưng họ không dám nói vì nhiều điều; nhưng họ vẫn ủng hộ chúng tôi nói chúng tôi cố gắng, và họ giúp đỡ để chúng tôi có thể trải qua những ngày ở đây.
Gia Minh: Còn báo chí thì sao?
Bà Cao Quế Hoa: Tôi thấy có một phóng viên nuớc ngòai đến nói chuyện với một bà mẹ Việt Nam Anh hùng đeo huân chuơng, thì có một viên chức an ninh đến và người đó rút thẻ nhà báo BBC ra, và nguời nhân viên đó xuống nước.
Còn đối với các nhà báo trong nước thì ai quay phim chụp ảnh đều bị bắt. Đến nay chúng tôi biểu tình công khai ở thành phố mà không có báo đài nào nêu lên.
Gia Minh: Một nguời khác trong đòan biểu tình cho biết nguyên nhân phải khiếu kiện theo đòan này:
Tôi tên Lê Minh Duy, ở Gò Công Tây Tiền Giang. Tôi mất đất đã chín năm rồi. Nay tôi lên Văn phòng Quốc hội để khiếu kiện. Truớc đây tôi khiếu kiện ở đủ các cấp rồi mà họ chỉ qua chỉ lại.
Tôi nghĩ đây là cơ quan cao nhất nên phải đến để khiếu kiện để đòi quyền lợi gia đình vì gia đình mất đất, kinh tế đi xuống từ đó em/con tôi phải thất học…
Gia Minh: Trong số mấy trăm người thuộc đòan biểu tình còn có những nguời đuợc công nhận là có công với cách mạng. Sau đây là phát biểu của một bà mẹ Việt Nam Anh hùng:
Tôi là Nguyễn Thị Thê, ấp Long Bình, xã Văn Luông, Gò Công Tây. Tôi mất đất bảy năm nay rồi. Họ còn bắt tôi giam trong xà lim 12 tháng vì tôi không chịu giao đất cho họ.
Họ lấy đất giao cho nguời 'dư ăn dư để'; bí thư, chủ tịch cướp đất đem đi bán. Tôi tố cáo mà không giải quyết gì. Gia đình tôi đi cách mạng còn bị vậy huống gì nguời dân nữa. Chồng tôi đi cách mạng đã hy sinh rồi.
Gia Minh: Tình trạng tham nhũng trong vấn đề đất đai trong những năm qua khiến nguời dân mất niềm tin vào chính quyền, như phát biểu của những nguời đang tham gia đòan biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Ngư dân Cam Ranh biểu tình xô xát với công an
Phó thủ trưởng Cơ quan Điều tra Bộ công an bị đề nghị truy tố
Việc bắt và giam giữ người trái phép trong vụ Khu Vườn Kỳ Lạ
Các thẩm phán thường hay hoãn xét xử các vụ án dân sự vì e ngại phán quyết sẽ bị huỷ bỏ
RFA phỏng vấn bà Hồ thị Bích Khương trước khi bị bắt giữ
Bà Hồ Thị Bích Khương bị bắt giữ hôm 25-4 vừa qua
Liệu Việt Nam sẽ thông qua đạo luật tư hữu giống như Trung Quốc?
Ai sẽ giúp đỡ những người dân thấp cổ bé miệng trên con đường đi tìm công lý?
Thông tin mới nhất về nữ luật sư Bùi Kim Thành
Gửi trang này cho bạn
2007.06.28
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Suốt tuần qua, mấy trăm người dân từ tỉnh Tiền Giang đã lên thành phố Hồ Chí Minh biểu tình trước Văn phòng II Quốc hội, để đòi hỏi chính quyền giải quyết tình trạng đất đai, tài sản gia đình họ bị tước đọat một cách bất công, mà chính quyền địa phuơng không giải quyết thỏa đáng. Gia Minh trình bày thông tin liên hệ trong phần sau.
Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe
Mấy trăm người dân từ tỉnh Tiền Giang đã lên thành phố Hồ Chí Minh biểu tình trước Văn phòng II Quốc hội. Hình của Người đưa tin từ Sài Gòn.
Vào sáng ngày 28 tháng 6, chúng tôi liên lạc với một số người tham gia trong đòan biểu tình để tìm hiểu về thông tin nhận được. Bà Cao Quế Hoa, ngụ tại Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết:
Hôm nay là đòan đã biểu tình đến ngày thứ bảy rồi. Mỗi ngày chúng tôi có luân phiên nguời vì những ngày qua mưa bão nên nhiều nguời bị bệnh. Nếu đồng bào mà còn ít thì Văn phòng Quốc hội và Công an sẽ trục xuất chúng tôi ra khỏi thành phố. Chúng tôi tòan bộ từ Tiền Giang, và sắp đến thì sẽ có đòan từ Bà rịa- Vũng Tàu và Đồng Tháp tham gia.
Sau nhiều năm đi đòi công lý, nhiều lần lãnh đạo tỉnh ra đến Hà Nội rước chúng tôi về hứa giải quyết nhưng rồi không giải quyết gì. Do đó chúng tôi phải kiên quyết đòi hỏi quyền chính đáng của chúng tôi. Giải quyết thỏa đáng theo đúng nghị định, chủ trương của nhà nuớc, không thể hứa suông”.
Gia Minh: Trong những ngày qua có viên chức chính quyền ra làm việc với đòan?
Bà Cao Quế Hoa:
Chỉ có Ông Nguyễn Văn Phòng, phó chủ tịch tỉnh Tiền Giang, phó thanh tra Tỉnh, ông Hoa Ủy ban tỉnh và hai vị bên công an tỉnh Tiền Gian đến động viên chúng tôi về tỉnh để giải quyết. Nhưng chúng tôi bị chính những vị này từng ra Hà Nội ruớc chúng tôi về trước kỳ Đại hội Đảng, APEC; nhưng sau đó không giải quyết dù có văn bản đóng dấu hẳn hoi.
Tối qua có ông Nguyễn Văn Vạn, vụ truởng công tác quốc hội phía nam nói đã xin ý kiến văn phòng chính phủ yêu cầu lãnh đạo Tiền Giang rước dân về giải quyết; nhưng chúng tôi không tin tưởng.
Gia Minh: Đó là các viên chức, còn công an có thái độ thế nào?
Mấy trăm người dân từ tỉnh Tiền Giang đã lên thành phố Hồ Chí Minh biểu tình trước Văn phòng II Quốc hội. Hình của Người đưa tin từ Sài Gòn.
Bà Cao Quế Hoa: Vào ngày 22 chúng tôi đến Đài Truyền hình với mong mỏi cơ quan truyền thông nói lên nỗi oan ức của chúng tôi; sau đó chúng tôi kéo xuống đuờng Trần Quốc Thảo thì có công an đến cướp xe của chúng tôi; nhưng chúng tôi đòan kết để không bị làm tan rã.
Gia Minh: Còn những nguời dân gặp đòan thì sao?
Bà Cao Quế Hoa: Nguời dân rất ủng hộ chúng tôi, biết chúng tôi khổ sở nhưng họ không dám nói vì nhiều điều; nhưng họ vẫn ủng hộ chúng tôi nói chúng tôi cố gắng, và họ giúp đỡ để chúng tôi có thể trải qua những ngày ở đây.
Gia Minh: Còn báo chí thì sao?
Bà Cao Quế Hoa: Tôi thấy có một phóng viên nuớc ngòai đến nói chuyện với một bà mẹ Việt Nam Anh hùng đeo huân chuơng, thì có một viên chức an ninh đến và người đó rút thẻ nhà báo BBC ra, và nguời nhân viên đó xuống nước.
Còn đối với các nhà báo trong nước thì ai quay phim chụp ảnh đều bị bắt. Đến nay chúng tôi biểu tình công khai ở thành phố mà không có báo đài nào nêu lên.
Gia Minh: Một nguời khác trong đòan biểu tình cho biết nguyên nhân phải khiếu kiện theo đòan này:
Tôi tên Lê Minh Duy, ở Gò Công Tây Tiền Giang. Tôi mất đất đã chín năm rồi. Nay tôi lên Văn phòng Quốc hội để khiếu kiện. Truớc đây tôi khiếu kiện ở đủ các cấp rồi mà họ chỉ qua chỉ lại.
Tôi nghĩ đây là cơ quan cao nhất nên phải đến để khiếu kiện để đòi quyền lợi gia đình vì gia đình mất đất, kinh tế đi xuống từ đó em/con tôi phải thất học…
Gia Minh: Trong số mấy trăm người thuộc đòan biểu tình còn có những nguời đuợc công nhận là có công với cách mạng. Sau đây là phát biểu của một bà mẹ Việt Nam Anh hùng:
Tôi là Nguyễn Thị Thê, ấp Long Bình, xã Văn Luông, Gò Công Tây. Tôi mất đất bảy năm nay rồi. Họ còn bắt tôi giam trong xà lim 12 tháng vì tôi không chịu giao đất cho họ.
Họ lấy đất giao cho nguời 'dư ăn dư để'; bí thư, chủ tịch cướp đất đem đi bán. Tôi tố cáo mà không giải quyết gì. Gia đình tôi đi cách mạng còn bị vậy huống gì nguời dân nữa. Chồng tôi đi cách mạng đã hy sinh rồi.
Gia Minh: Tình trạng tham nhũng trong vấn đề đất đai trong những năm qua khiến nguời dân mất niềm tin vào chính quyền, như phát biểu của những nguời đang tham gia đòan biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Ngư dân Cam Ranh biểu tình xô xát với công an
Phó thủ trưởng Cơ quan Điều tra Bộ công an bị đề nghị truy tố
Việc bắt và giam giữ người trái phép trong vụ Khu Vườn Kỳ Lạ
Các thẩm phán thường hay hoãn xét xử các vụ án dân sự vì e ngại phán quyết sẽ bị huỷ bỏ
RFA phỏng vấn bà Hồ thị Bích Khương trước khi bị bắt giữ
Bà Hồ Thị Bích Khương bị bắt giữ hôm 25-4 vừa qua
Liệu Việt Nam sẽ thông qua đạo luật tư hữu giống như Trung Quốc?
Ai sẽ giúp đỡ những người dân thấp cổ bé miệng trên con đường đi tìm công lý?
Thông tin mới nhất về nữ luật sư Bùi Kim Thành
Gửi trang này cho bạn
Những bài học đích đáng !!!
Những bài học đích đáng !!!
Ban Biên Tập TDNL (01.07.2007 số 30) Tiếng Nói của người dân Việt Nam
đòi Quyền Tự Do Thông Tin Ngôn Luận
Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết đã chuẩn bị khá kỹ chuyến viếng thăm Hoa Kỳ. Trước đó mấy tuần, khi nghe tin “người bạn lớn của nhân dân Việt Nam”, Dân Biểu Earl Blumenauer, Chủ tịch Nhóm Tham vấn Mỹ-Việt, đã từ chức chủ tịch nhóm này để phản đối CSVN đàn áp dân chủ, ông Triết liền cho thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bàng sang dụ khị là sẽ thả 3 tù nhân chính trị nhân chuyến Mỹ du (nhưng rồi chỉ thả hai, kiểu ăn quịt). Song song đó, để lấy lòng tư bản Mỹ, ông cũng nhét cặp khoảng một tỷ đô-la (tiền ông vay mượn, dân nai lưng trả) sang mua hàng của các đại công ty như Boeing, Microsoft… nhưng đồng thời lại kêu gọi sự trợ giúp tài lực và nhân lực về nhiều mặt khác như giáo dục chẳng hạn, theo kiểu ăn xin… Để khơi gợi lòng thương cảm của quần chúng Mỹ, ông cũng phái đi trước một nhóm người mệnh danh “nạn nhân chất độc da cam” sang đó để kiện cáo các công ty hóa chất và chính quyền Mỹ theo kiểu ăn vạ. Và biết thế nào cũng bị chất vấn về ý niệm và thành tích nhân quyền, nên trước đó, ông đã tuyên bố những câu thật hách: “Việt Nam đã trải nghiệm chiến tranh và hiểu rõ việc mất nhân quyền và không có tự do. Vì thế chúng tôi cực kỳ yêu chuộng những quyền căn bản của con người”, đồng thời cũng thủ sẵn trong đầu nhiều lối lập luận tựa như: “quan niệm nhân quyền tùy thuộc văn hóa và hoàn cảnh lịch sử từng nước”, hoặc “hành động kết án ông Lý được sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo, vì chưa có giám mục nào lên tiếng phản đối cả.” Quả là ông quyết ăn thua với thiên hạ!!
Thế nhưng, khi vừa đặt chân xuống đất Mỹ, vị chủ tịch nhà ta đã được dạy cho nhiều bài học đích đáng mà chắc ông sẽ nhớ suốt đời, nếu còn một chút liêm sỉ và tự trọng, những bài học -dưới nhiều dạng ngôn hành- xuất phát từ các hạng người mà ông và đảng ông mong muốn lấy lòng hơn cả.
1- Dốt nát về lịch sử và chính trị:
Tại New York, ngày 20-06-2007, trước báo giới quốc tế, khi tìm cách biện minh cho chế độ độc tài đang áp đặt trên nhân dân Việt Nam, ông Triết nói: “Mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau. Từ đặc điểm của mình, mình sẽ chọn mô hình nào cho thích hợp.” Đồng ý! Nhưng từ cái tiền đề chung chung đó mà biện hộ cho chế độ cộng sản rằng: “Tại sao lại bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định nào đó?” thì quả là dốt nát và cười không nổi! Chả ai hay chính phủ nào lại muốn “bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định”. Dân chủ là một khái niệm có thể được áp dụng theo nhiều khuôn khổ khác nhau và dưới nhiều dạng thức khác nhau. Nhưng ai cũng phân biệt được chế độ dân chủ khác hẳn chế độ độc tài, chế độ đa nguyên khác hẳn chế độ độc đảng. Ông Triết còn để lộ thêm cái dốt nữa, khi nói với một nhà báo Mỹ rằng: “Tôi không bao giờ thấy một tổng thống Pháp nói với tổng thống Mỹ: Ông nên có nhiều đảng hơn, chứ không phải chỉ có hai đảng!” Dẫn chứng như thế quả là lố bịch, lý do đơn giản là tại Hoa Kỳ, ngoài hai đảng lớn nhất là Cộng Hòa và Dân Chủ, còn nhiều chính đảng khác nữa.
Ông còn lý giải rằng: có nhiều cách quan niệm về nhân quyền, vì nhân quyền tùy thuộc văn hóa, lịch sử, tâm tính, hoàn cảnh xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Xin ông chủ tịch đọc lại lời mở đầu Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) mà Việt Nam đã xin tham gia ngày 24-9-1982: “Việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh cùng những quyền bình đẳng và bất khả nhượng của mọi phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới… những quyền ấy xuất phát từ phẩm giá bẩm sinh của con người”. Xin ông nhớ cho: nền tảng của nhân quyền chính là nhân tính, là bản tính con người vốn như nhau trên mọi quốc gia, đại lục, chế độ. Dĩ nhiên dù không nói ra, báo giới tại New York chỉ có thể coi chủ tịch nhà ta là kẻ dốt nát và lưỡi gỗ, lại còn dám lên mặt dạy đời.
2- Tránh né ngụy biện về nhân quyền:
Chiều ngày 21-06 tại Washington, thay vì đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ (như danh dự dành cho mọi nguyên thủ quốc gia), chủ tịch Triết chỉ được gặp sáu nhà lập pháp liên bang trong phòng họp riêng của bà Chủ tịch Hạ viện. Tại đó, ông đã phải đối diện hàng loạt câu hỏi về vấn đề nhân quyền, mặc dù ông và phái đoàn liên tục cố gắng đổi sang nói chuyện thương mại. Tất cả các dân biểu có mặt đều đặt vấn đề với ông về vụ đàn áp các nhà tranh đấu, dành gần hết thời giờ cho đề tài nhân quyền vì đó là mối quan tâm chính của họ. Trong khi hầu hết thế giới đều đi theo hướng ngày càng dân chủ hóa, thì nhà cầm quyền CSVN chơi ngông đi ngược lại, đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và siết chặt thông tin ra vào Việt Nam. Hết dân biểu này tới dân biểu khác đặt vấn đề về vụ xử Linh mục Nguyễn Văn Lý, nêu trường hợp nhiều thanh niên chỉ vì lên Internet hay Paltalk mà bị bắt giam, trường hợp các luật sư bị xử tù vì cổ vũ cho tự do dân chủ, trường hợp các lãnh tụ tôn giáo bị tiếp tục đàn áp hay sách nhiễu, trường hợp 18 nhà bất đồng chính kiến bị giam từ tháng Tám năm ngoái tới nay chưa được thả mà cũng không được xử. Vị chủ tịch nhà ta đã trả lời những câu hỏi của các dân biểu theo kiểu né tránh vấn đề và chà đạp sự thật, không biện minh được lý do Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền. Ông còn giải thích lếu láo trường hợp Lm Lý là: “Hành động của chính quyền Việt Nam được sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo, bằng chứng là chưa có giám mục nào lên tiếng phản đối cả” !?! Thế là bị dân biểu Ed Royce đốp lại: “Không giám mục nào phản đối chẳng có nghĩa là Giáo hội đồng tình và ủng hộ. Chúng ta cũng cần nhìn việc không có giám mục phản đối trong bối cảnh những người lên tiếng nói sự thật đều có thể bị bắt giữ, bị bịt miệng. Việc thiếu sự phản đối công khai của các giám mục chẳng bào chữa được cho hành động của chính quyền Việt Nam!”
Hậu quả chua cay của cuộc họp mặt này là Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam, từng được Hạ viện thông qua hai lần với tỷ số rất cao nhưng rồi bị khựng lại ở Thượng viện, nay rất có thể sẽ chẳng còn bị chặn nữa. Bởi lẽ các nhà lập pháp đã biết nhiều hơn về tình trạng nhân quyền tại VN. Cuộc đàn áp nặng tay và quy mô bắt đầu từ tháng 8-2006 đã gây ấn tượng mạnh lên họ. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng đã đưa nhiều thông tin tới các nhà lập pháp hơn.
3- Không xứng là nguyên thủ quốc gia:
Đau nhất cho chủ tịch ta là việc chính quyền Tổng thống Bush đã cắt giảm phần lễ nghi khi tiếp đón phái đoàn CSVN ngày 22-06 tại tòa Bạch ốc, do âm hưởng các vụ bắt giữ và xử tù các nhà đối kháng trước đó. Tổng thống Hoa Kỳ đã tiếp lãnh đạo Cộng sản tại phòng Bầu dục chứ không tại tư gia như bao nguyên thủ, và sau cuộc gặp gỡ đã chẳng có tuyên bố chung nào, chứng tỏ hai bên còn rất nhiều xung khắc dị biệt. Hoa Kỳ cũng đã không tổ chức bắn 21 phát đại bác chào mừng, trải thảm đỏ đón tiếp, mời duyệt hàng quân danh dự, mở đại yến thết đãi. Chủ tịch nước ta cũng đã chẳng được mời ở lại Blair House trong khuôn viên Tòa Bạch Ốc, vốn là nhà khách chính thức chính phủ Mỹ dùng đón tiếp các nguyên thủ thế giới.
Một điều cũng đáng nói là vị chủ tịch oai phong, hét ra lửa trong nước, và đòan tùy tùng phải đi lối sau, lòn cửa hậu để vào tòa Bạch ốc, hầu tránh mấy ngàn bà con hải ngoại đứng “dàn chào” ông phía mặt tiền. Trước và sau đó cũng thế, như lời tường thuật của phóng viên Nguyễn Hùng đài BBC: “Để vào khách sạn ở New York, ông Nguyễn Minh Triết đã phải đi nhanh vào một con đường nhỏ được phủ kín bởi nhiều lớp vải, giống như ông đương chui ống cống để vào khách sạn. Tôi chỉ chụp được một tấm hình với cái lưng của ông thôi”. Trong tư cách “nguyên thủ quốc gia”, điều ấy quả là ô nhục. Tiếc thay, đó lại là hình ảnh của ông Triết và phái đoàn CSVN suốt mấy ngày viếng thăm nước Mỹ. Việc ông và phái đoàn đến các nơi sinh hoạt, hội họp bằng đường dành riêng cho xe đổ rác, xe vệ sinh, rồi vào những nơi đó bằng cửa hông, cửa hậu, là điều đã được dự trù. Sự lẩn lút của phái đoàn ông Triết khiến người ta không khỏi liên tưởng đến hành tung của những kẻ tội phạm.
4- Chẳng phải là đại diện của dân tộc:
Trước khi chủ tịch nhà nước ta đến Hoa Kỳ, thì đồng bào hải ngoại, đặc biệt tại Mỹ, đã chuẩn bị “dàn chào” ông thật kỹ lưỡng, rầm rộ chưa từng thấy. Ngày 18-6-07, bước xuống phi trường JFK, chỉ có mấy chục người Việt & Mỹ thân cộng cầm cờ Mỹ và cờ Máu để đón ông. Rồi lẽ ra phải tới thẳng Tòa kháng cáo của HK tại Foley Square để yểm trợ cho phiên tòa phúc thẩm vụ chất Da Cam, nhưng đối diện với cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại đây, ông Triết đã phải huỷ dự tính tham gia phiên toà. Sáng 22-06, tại công viên La Fayette, trước tòa Bạch ốc, đồng bào hải ngoại từ nhiều vùng nước Mỹ, với cờ vàng thay cho thảm đỏ, với tiếng hô đả đảo thế tiếng đại bác chào mừng, với 3000 con người lố nhố thay hàng quân danh dự, đã nồng nhiệt và khí thế “dàn chào” kẻ tự xưng là thay mặt nhân dân Việt Nam. May mà ông đã rất “minh triết” (sáng suốt khôn ngoan) chui lòn cửa hậu vào gặp Tổng thống Mỹ, khiến đồng bào phải chưng hửng ra về.
Chiều ngày 22-06, đồng bào quận Cam đã tận tình dàn chào kẻ có gan đến thủ đô của người Việt tỵ nạn. Gần 5000 người đã rầm rộ biểu tình trước khu khách sạn nghỉ mát ven biển St. Regis Monarch Beach thuộc thành phố Dana Point, tiểu bang California. Trái với buổi sáng tại tòa Bạch ốc, chủ tịch nhà nước ta chiều nay phải đi cửa chính vì không còn con đường nào để vào khu nghỉ mát này cả. Thế là mọi cờ quạt đều bị dẹp bỏ, các ô-tô của phái đoàn để gương mờ, còn đích thân vị chủ tịch ngồi kín trong xe cảnh sát. Dĩ nhiên tiếng hô đả đảo vang trời dậy đất thì không thể không lọt tai, từ trong xe nhìn ra thì hình cờ vàng, ảnh cha Lý bị bịt miệng vẫn thấy rõ mồn một. Quả là không như lòng mong đợi của chủ tịch: “Sau khi hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, tôi và phái đoàn đã đến Los Angeles, đến với quận Cam, lý do là vì có rất nhiều người Việt Nam sống ở quận này. Chúng tôi tới đây để bày tỏ tình cảm với bà con mình”.
Chính vì thế mà con số vài chục người Việt chọn mời từ nhiều vùng nước Mỹ (theo điều tra của trang mạng Vietland) trong đó có vài kẻ nổi tiếng kiểu tai tiếng, hiện diện trong phòng khánh tiết để tham dự buổi chiêu đãi chào mừng phái đoàn CS, đã được báo chí công cụ chấy lên thành cả ngàn người. Chủ tịch nước ta cũng phải nén lòng phát biểu kiểu đãi bôi: “Tất cả người VN, dù trong hay ngoài nước, giờ cũng nên hướng về đất mẹ, về Tổ quốc VN và đóng góp sức mình xây dựng nước ta thành một quốc gia hùng cường, vững mạnh… Nếu có ai còn ngại ngần, chưa hiểu hoặc hiểu lầm, xin các bạn ở đây hãy về nói lại rằng mẹ hiền VN lúc nào cũng giang rộng vòng tay đón bất cứ người con nào muốn quay về”. Mẹ hiền VN thì thế nhưng đảng CSVN thì không. Hàng chục kiều bào về nước đầu tư bị lột sạch, hàng trăm nhà dân chủ bị cầm tù, hàng ngàn tín đồ thiểu số bị bách hại, hàng vạn thiếu nữ bị đẩy vào đường mãi dâm, hàng ức thanh niên bị bán làm nô lệ lao công cho nước ngoài, hàng triệu nông dân và thị dân bị cướp lấy đất đai nhà cửa, hơn 80 triệu người đang rên siết trong nhà tù vĩ đại mang tên CHXHCNVN, có thấy hình ảnh mẹ hiền Tổ quốc nơi đảng CS chăng? Năm ngàn đồng bào đang đứng ngoài khu nghỉ mát có xem chủ tịch nhà ta là đại diện của dân tộc chăng? Điều này thì ông Triết, nếu còn có chút liêm sỉ và tự trọng, có thể trả lời. Hay là ông và đảng ông đã quen thói chịu đấm ăn xôi ?
Ban Biên Tập (số 30, ngày 01-07-2007)
-Nhấn vào Link này để "download" (save as) Bán nguyệt san TDNL ở dạng (format): .pdf, sẽ chậm (xin kiên nhẫn!), nếu bạn không sử dụng đường dây cao tốc Internet DSL, nhưng toàn bộ mỗi số báo 32 trang sẽ giữ dạng nguyên thủy, như là 1 file duy nhất: http://www.tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So30_1July2007.pdf
Ban Biên Tập TDNL (01.07.2007 số 30) Tiếng Nói của người dân Việt Nam
đòi Quyền Tự Do Thông Tin Ngôn Luận
Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết đã chuẩn bị khá kỹ chuyến viếng thăm Hoa Kỳ. Trước đó mấy tuần, khi nghe tin “người bạn lớn của nhân dân Việt Nam”, Dân Biểu Earl Blumenauer, Chủ tịch Nhóm Tham vấn Mỹ-Việt, đã từ chức chủ tịch nhóm này để phản đối CSVN đàn áp dân chủ, ông Triết liền cho thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bàng sang dụ khị là sẽ thả 3 tù nhân chính trị nhân chuyến Mỹ du (nhưng rồi chỉ thả hai, kiểu ăn quịt). Song song đó, để lấy lòng tư bản Mỹ, ông cũng nhét cặp khoảng một tỷ đô-la (tiền ông vay mượn, dân nai lưng trả) sang mua hàng của các đại công ty như Boeing, Microsoft… nhưng đồng thời lại kêu gọi sự trợ giúp tài lực và nhân lực về nhiều mặt khác như giáo dục chẳng hạn, theo kiểu ăn xin… Để khơi gợi lòng thương cảm của quần chúng Mỹ, ông cũng phái đi trước một nhóm người mệnh danh “nạn nhân chất độc da cam” sang đó để kiện cáo các công ty hóa chất và chính quyền Mỹ theo kiểu ăn vạ. Và biết thế nào cũng bị chất vấn về ý niệm và thành tích nhân quyền, nên trước đó, ông đã tuyên bố những câu thật hách: “Việt Nam đã trải nghiệm chiến tranh và hiểu rõ việc mất nhân quyền và không có tự do. Vì thế chúng tôi cực kỳ yêu chuộng những quyền căn bản của con người”, đồng thời cũng thủ sẵn trong đầu nhiều lối lập luận tựa như: “quan niệm nhân quyền tùy thuộc văn hóa và hoàn cảnh lịch sử từng nước”, hoặc “hành động kết án ông Lý được sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo, vì chưa có giám mục nào lên tiếng phản đối cả.” Quả là ông quyết ăn thua với thiên hạ!!
Thế nhưng, khi vừa đặt chân xuống đất Mỹ, vị chủ tịch nhà ta đã được dạy cho nhiều bài học đích đáng mà chắc ông sẽ nhớ suốt đời, nếu còn một chút liêm sỉ và tự trọng, những bài học -dưới nhiều dạng ngôn hành- xuất phát từ các hạng người mà ông và đảng ông mong muốn lấy lòng hơn cả.
1- Dốt nát về lịch sử và chính trị:
Tại New York, ngày 20-06-2007, trước báo giới quốc tế, khi tìm cách biện minh cho chế độ độc tài đang áp đặt trên nhân dân Việt Nam, ông Triết nói: “Mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau. Từ đặc điểm của mình, mình sẽ chọn mô hình nào cho thích hợp.” Đồng ý! Nhưng từ cái tiền đề chung chung đó mà biện hộ cho chế độ cộng sản rằng: “Tại sao lại bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định nào đó?” thì quả là dốt nát và cười không nổi! Chả ai hay chính phủ nào lại muốn “bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định”. Dân chủ là một khái niệm có thể được áp dụng theo nhiều khuôn khổ khác nhau và dưới nhiều dạng thức khác nhau. Nhưng ai cũng phân biệt được chế độ dân chủ khác hẳn chế độ độc tài, chế độ đa nguyên khác hẳn chế độ độc đảng. Ông Triết còn để lộ thêm cái dốt nữa, khi nói với một nhà báo Mỹ rằng: “Tôi không bao giờ thấy một tổng thống Pháp nói với tổng thống Mỹ: Ông nên có nhiều đảng hơn, chứ không phải chỉ có hai đảng!” Dẫn chứng như thế quả là lố bịch, lý do đơn giản là tại Hoa Kỳ, ngoài hai đảng lớn nhất là Cộng Hòa và Dân Chủ, còn nhiều chính đảng khác nữa.
Ông còn lý giải rằng: có nhiều cách quan niệm về nhân quyền, vì nhân quyền tùy thuộc văn hóa, lịch sử, tâm tính, hoàn cảnh xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Xin ông chủ tịch đọc lại lời mở đầu Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) mà Việt Nam đã xin tham gia ngày 24-9-1982: “Việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh cùng những quyền bình đẳng và bất khả nhượng của mọi phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới… những quyền ấy xuất phát từ phẩm giá bẩm sinh của con người”. Xin ông nhớ cho: nền tảng của nhân quyền chính là nhân tính, là bản tính con người vốn như nhau trên mọi quốc gia, đại lục, chế độ. Dĩ nhiên dù không nói ra, báo giới tại New York chỉ có thể coi chủ tịch nhà ta là kẻ dốt nát và lưỡi gỗ, lại còn dám lên mặt dạy đời.
2- Tránh né ngụy biện về nhân quyền:
Chiều ngày 21-06 tại Washington, thay vì đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ (như danh dự dành cho mọi nguyên thủ quốc gia), chủ tịch Triết chỉ được gặp sáu nhà lập pháp liên bang trong phòng họp riêng của bà Chủ tịch Hạ viện. Tại đó, ông đã phải đối diện hàng loạt câu hỏi về vấn đề nhân quyền, mặc dù ông và phái đoàn liên tục cố gắng đổi sang nói chuyện thương mại. Tất cả các dân biểu có mặt đều đặt vấn đề với ông về vụ đàn áp các nhà tranh đấu, dành gần hết thời giờ cho đề tài nhân quyền vì đó là mối quan tâm chính của họ. Trong khi hầu hết thế giới đều đi theo hướng ngày càng dân chủ hóa, thì nhà cầm quyền CSVN chơi ngông đi ngược lại, đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và siết chặt thông tin ra vào Việt Nam. Hết dân biểu này tới dân biểu khác đặt vấn đề về vụ xử Linh mục Nguyễn Văn Lý, nêu trường hợp nhiều thanh niên chỉ vì lên Internet hay Paltalk mà bị bắt giam, trường hợp các luật sư bị xử tù vì cổ vũ cho tự do dân chủ, trường hợp các lãnh tụ tôn giáo bị tiếp tục đàn áp hay sách nhiễu, trường hợp 18 nhà bất đồng chính kiến bị giam từ tháng Tám năm ngoái tới nay chưa được thả mà cũng không được xử. Vị chủ tịch nhà ta đã trả lời những câu hỏi của các dân biểu theo kiểu né tránh vấn đề và chà đạp sự thật, không biện minh được lý do Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền. Ông còn giải thích lếu láo trường hợp Lm Lý là: “Hành động của chính quyền Việt Nam được sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo, bằng chứng là chưa có giám mục nào lên tiếng phản đối cả” !?! Thế là bị dân biểu Ed Royce đốp lại: “Không giám mục nào phản đối chẳng có nghĩa là Giáo hội đồng tình và ủng hộ. Chúng ta cũng cần nhìn việc không có giám mục phản đối trong bối cảnh những người lên tiếng nói sự thật đều có thể bị bắt giữ, bị bịt miệng. Việc thiếu sự phản đối công khai của các giám mục chẳng bào chữa được cho hành động của chính quyền Việt Nam!”
Hậu quả chua cay của cuộc họp mặt này là Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam, từng được Hạ viện thông qua hai lần với tỷ số rất cao nhưng rồi bị khựng lại ở Thượng viện, nay rất có thể sẽ chẳng còn bị chặn nữa. Bởi lẽ các nhà lập pháp đã biết nhiều hơn về tình trạng nhân quyền tại VN. Cuộc đàn áp nặng tay và quy mô bắt đầu từ tháng 8-2006 đã gây ấn tượng mạnh lên họ. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng đã đưa nhiều thông tin tới các nhà lập pháp hơn.
3- Không xứng là nguyên thủ quốc gia:
Đau nhất cho chủ tịch ta là việc chính quyền Tổng thống Bush đã cắt giảm phần lễ nghi khi tiếp đón phái đoàn CSVN ngày 22-06 tại tòa Bạch ốc, do âm hưởng các vụ bắt giữ và xử tù các nhà đối kháng trước đó. Tổng thống Hoa Kỳ đã tiếp lãnh đạo Cộng sản tại phòng Bầu dục chứ không tại tư gia như bao nguyên thủ, và sau cuộc gặp gỡ đã chẳng có tuyên bố chung nào, chứng tỏ hai bên còn rất nhiều xung khắc dị biệt. Hoa Kỳ cũng đã không tổ chức bắn 21 phát đại bác chào mừng, trải thảm đỏ đón tiếp, mời duyệt hàng quân danh dự, mở đại yến thết đãi. Chủ tịch nước ta cũng đã chẳng được mời ở lại Blair House trong khuôn viên Tòa Bạch Ốc, vốn là nhà khách chính thức chính phủ Mỹ dùng đón tiếp các nguyên thủ thế giới.
Một điều cũng đáng nói là vị chủ tịch oai phong, hét ra lửa trong nước, và đòan tùy tùng phải đi lối sau, lòn cửa hậu để vào tòa Bạch ốc, hầu tránh mấy ngàn bà con hải ngoại đứng “dàn chào” ông phía mặt tiền. Trước và sau đó cũng thế, như lời tường thuật của phóng viên Nguyễn Hùng đài BBC: “Để vào khách sạn ở New York, ông Nguyễn Minh Triết đã phải đi nhanh vào một con đường nhỏ được phủ kín bởi nhiều lớp vải, giống như ông đương chui ống cống để vào khách sạn. Tôi chỉ chụp được một tấm hình với cái lưng của ông thôi”. Trong tư cách “nguyên thủ quốc gia”, điều ấy quả là ô nhục. Tiếc thay, đó lại là hình ảnh của ông Triết và phái đoàn CSVN suốt mấy ngày viếng thăm nước Mỹ. Việc ông và phái đoàn đến các nơi sinh hoạt, hội họp bằng đường dành riêng cho xe đổ rác, xe vệ sinh, rồi vào những nơi đó bằng cửa hông, cửa hậu, là điều đã được dự trù. Sự lẩn lút của phái đoàn ông Triết khiến người ta không khỏi liên tưởng đến hành tung của những kẻ tội phạm.
4- Chẳng phải là đại diện của dân tộc:
Trước khi chủ tịch nhà nước ta đến Hoa Kỳ, thì đồng bào hải ngoại, đặc biệt tại Mỹ, đã chuẩn bị “dàn chào” ông thật kỹ lưỡng, rầm rộ chưa từng thấy. Ngày 18-6-07, bước xuống phi trường JFK, chỉ có mấy chục người Việt & Mỹ thân cộng cầm cờ Mỹ và cờ Máu để đón ông. Rồi lẽ ra phải tới thẳng Tòa kháng cáo của HK tại Foley Square để yểm trợ cho phiên tòa phúc thẩm vụ chất Da Cam, nhưng đối diện với cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại đây, ông Triết đã phải huỷ dự tính tham gia phiên toà. Sáng 22-06, tại công viên La Fayette, trước tòa Bạch ốc, đồng bào hải ngoại từ nhiều vùng nước Mỹ, với cờ vàng thay cho thảm đỏ, với tiếng hô đả đảo thế tiếng đại bác chào mừng, với 3000 con người lố nhố thay hàng quân danh dự, đã nồng nhiệt và khí thế “dàn chào” kẻ tự xưng là thay mặt nhân dân Việt Nam. May mà ông đã rất “minh triết” (sáng suốt khôn ngoan) chui lòn cửa hậu vào gặp Tổng thống Mỹ, khiến đồng bào phải chưng hửng ra về.
Chiều ngày 22-06, đồng bào quận Cam đã tận tình dàn chào kẻ có gan đến thủ đô của người Việt tỵ nạn. Gần 5000 người đã rầm rộ biểu tình trước khu khách sạn nghỉ mát ven biển St. Regis Monarch Beach thuộc thành phố Dana Point, tiểu bang California. Trái với buổi sáng tại tòa Bạch ốc, chủ tịch nhà nước ta chiều nay phải đi cửa chính vì không còn con đường nào để vào khu nghỉ mát này cả. Thế là mọi cờ quạt đều bị dẹp bỏ, các ô-tô của phái đoàn để gương mờ, còn đích thân vị chủ tịch ngồi kín trong xe cảnh sát. Dĩ nhiên tiếng hô đả đảo vang trời dậy đất thì không thể không lọt tai, từ trong xe nhìn ra thì hình cờ vàng, ảnh cha Lý bị bịt miệng vẫn thấy rõ mồn một. Quả là không như lòng mong đợi của chủ tịch: “Sau khi hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, tôi và phái đoàn đã đến Los Angeles, đến với quận Cam, lý do là vì có rất nhiều người Việt Nam sống ở quận này. Chúng tôi tới đây để bày tỏ tình cảm với bà con mình”.
Chính vì thế mà con số vài chục người Việt chọn mời từ nhiều vùng nước Mỹ (theo điều tra của trang mạng Vietland) trong đó có vài kẻ nổi tiếng kiểu tai tiếng, hiện diện trong phòng khánh tiết để tham dự buổi chiêu đãi chào mừng phái đoàn CS, đã được báo chí công cụ chấy lên thành cả ngàn người. Chủ tịch nước ta cũng phải nén lòng phát biểu kiểu đãi bôi: “Tất cả người VN, dù trong hay ngoài nước, giờ cũng nên hướng về đất mẹ, về Tổ quốc VN và đóng góp sức mình xây dựng nước ta thành một quốc gia hùng cường, vững mạnh… Nếu có ai còn ngại ngần, chưa hiểu hoặc hiểu lầm, xin các bạn ở đây hãy về nói lại rằng mẹ hiền VN lúc nào cũng giang rộng vòng tay đón bất cứ người con nào muốn quay về”. Mẹ hiền VN thì thế nhưng đảng CSVN thì không. Hàng chục kiều bào về nước đầu tư bị lột sạch, hàng trăm nhà dân chủ bị cầm tù, hàng ngàn tín đồ thiểu số bị bách hại, hàng vạn thiếu nữ bị đẩy vào đường mãi dâm, hàng ức thanh niên bị bán làm nô lệ lao công cho nước ngoài, hàng triệu nông dân và thị dân bị cướp lấy đất đai nhà cửa, hơn 80 triệu người đang rên siết trong nhà tù vĩ đại mang tên CHXHCNVN, có thấy hình ảnh mẹ hiền Tổ quốc nơi đảng CS chăng? Năm ngàn đồng bào đang đứng ngoài khu nghỉ mát có xem chủ tịch nhà ta là đại diện của dân tộc chăng? Điều này thì ông Triết, nếu còn có chút liêm sỉ và tự trọng, có thể trả lời. Hay là ông và đảng ông đã quen thói chịu đấm ăn xôi ?
Ban Biên Tập (số 30, ngày 01-07-2007)
-Nhấn vào Link này để "download" (save as) Bán nguyệt san TDNL ở dạng (format): .pdf, sẽ chậm (xin kiên nhẫn!), nếu bạn không sử dụng đường dây cao tốc Internet DSL, nhưng toàn bộ mỗi số báo 32 trang sẽ giữ dạng nguyên thủy, như là 1 file duy nhất: http://www.tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So30_1July2007.pdf
Tự cùng nhau mở các Tiểu Diên Hồng
Tự cùng nhau mở các Tiểu Diên Hồng
Tiêu Dao Bảo Cự
Gửi đến BBC từ Đà Lạt
Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự và nhà thơ Hữu Loan trong hình chụp năm 2005
Một cuộc đại hội thảo và những cuộc gặp gỡ văn nghệ tự do. Tại sao không?
Bằng nhiều cách, các nhà nước liên quan đến cuộc chiến Việt Nam trước đây đã cố gắng quên đi hoặc vượt qua cuộc chiến này để hướng tới tương lai. Mỹ và Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao hơn 10 năm nay. Việt Nam đã đón tiếp hai Tổng thống Mỹ Clinton và Bush.
Hai năm trước, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải và bây giờ là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đi thăm Mỹ. Trung Quốc từ khi “môi hở răng lạnh” và “dạy cho Việt Nam một bài học” không lấy gì làm hay ho bằng cuộc chiến biên giới năm 1979 cũng đã xây dựng lại tình “láng giềng hữu nghị”. Các nước đồng minh khác của Mỹ trước đây đều đã có quan hệ ngoại giao và kinh tế với Việt Nam.
Cho dù bên dưới những điều này là toan tính hay âm mưu thủ đoạn gì ở một số đối tượng nhưng trên bề mặt rõ ràng là một hiện tượng đáng mừng vì các quốc gia cựu thù đã xoá bỏ được các ngăn cách, định kiến và mặc cảm của quá khứ chiến tranh để cùng sống chung trong một thế giới hội nhập và hướng tới hoà bình. Nếu không có gì đột biến và mối quan hệ này trở nên tốt đẹp, bền vững, không thể đảo ngược thì đó chính là hạnh phúc cho Việt Nam và các nước đã có thời là kẻ thù.
Về phương diện cá nhân, sự chuyển biến nhanh hơn vì không bị ràng buộc bởi đường lối chính sách của các nhà nước và với sự thúc đẩy nội tâm của lương tri và những giá trị đạo đức vĩnh cửu, không biên giới, những cựu binh Mỹ và các nước đồng minh đã đến Việt Nam để sám hối bên những nấm mồ của người dân Việt Nam bị thảm sát ở Mỹ Lai hay trên những chiến trường xưa. Đồng thời họ cũng đã cố gắng làm các việc cụ thể để mong góp phần chữa lành những vết thương và tai hoạ do cuộc chiến - họ đã dự phần - để lại rất lâu dài trong lòng đất nước này.
Chưa một lời tạ lỗi
Thế nhưng rất nhiều người Việt Nam đã không làm được như vậy. Hầu như chưa thấy người lính Việt Nam nào, ở cả hai bên chiến tuyến trước đây, nói lời tạ lỗi hay thắp một nén nhang cho những người - những anh em đồng bào - mình đã bắn giết trong cuộc chiến. Cuộc chiến mà nói gì thì nói, nhân danh bất cứ điều gì, đó là một cuộc chiến có mang tính nội chiến, huynh đệ tương tàn.
Cũng có thể có những người đã nghĩ hay đã làm trong im lặng, vì một hoàn cảnh kỳ lạ đau đớn của đất nước Việt Nam là dù bất cứ ở đâu, ngay cả ở nước ngoài, người ta cũng không có tự do để làm điều này.
Ngược lại, một cuộc chiến mới lại mở rộng giữa người Việt và người Việt. Đây là cuộc chiến ngôn từ và tư tưởng. Dĩ nhiên ngôn từ chuyên chở nội dung tư tưởng và ở đây, trong bài viết này, tôi chỉ đề cập khía cạnh này. Cuộc chiến này tiếp nối cuộc chiến cũ, vẫn còn mang tính ý thức hệ, cộng thêm những hận thù do cuộc chiến quá khứ để lại và nhất là những đau thương uất hận vẫn diễn ra từ sau khi chiến tranh chấm dứt do chính sách sai lầm của nhà cầm quyền và sự độc quyền chân lý, độc quyền thống trị của người chiến thắng.
Nhà nước cộng sản không bao giờ ngưng cảnh giác và tấn công trước những tư tưởng gọi là “thù địch và diễn biến hoà bình”. Người chống cộng thề không đợi trời chung với người cộng sản và những người chống cộng cũng đả kích nhau không thương tiếc khi người khác không chống giống mình.
“Thành phần thứ ba” vẫn bị những người chống cộng lên án, gọi đích danh là “đâm sau lưng chiến sĩ” và người cộng sản hoài nghi, trù dập khi họ tiếp tục sự phản kháng trước cái xấu mới đang thay thế cái xấu cũ mà họ đã góp phần đạp đổ.
Không phải tất cả mọi người Việt Nam, vì bao giờ cũng có đám đông thầm lặng có suy nghĩ khác, nhưng những thành phần tham dự cuộc chiến này là những người ồn ào nhất và làm chủ, khuấy động dư luận trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ khi có Internet, nhiều trang web được mở ra và bất cứ ai có điều kiện tối thiểu để tham gia không gian ảo này, đều có thể phát biểu ý kiến của mình một cách tự do, đôi khi vô trách nhiệm, vô văn hoá và vô đạo đức, nhất là khi người phát biểu ẩn danh hoặc nói dưới một cái tên giả.
Độc quyền chân lý
Trong cuộc chiến tư tưởng và ngôn từ này, trừ một số rất ít thực sự cầu thị, nhận ra đúng sai trong tranh luận, phần lớn ở bất kỳ phe nào, đều có thái độ độc quyền chân lý và bị chi phối bởi những định kiến, mặc cảm trong quá khứ. Ngay cả đối với những người vừa mới nằm xuống, mồ chưa xanh cỏ, dĩ nhiên là không thể đối thoại, vẫn bị tấn công bằng những lời lẽ nặng nề nhất, vẫn bị sỉ nhục như trường hợp Nguyễn Ngọc Lan. Cho dù ông có thể được đánh giá khác nhau từ những quan điểm trái ngược, nhưng không ai có thể phủ nhận ông là một trí thức đã dùng ngòi bút trọn đời dấn thân một cách trong sáng nhất cho niềm tin, lý tưởng của mình và đã chết trong bệnh tật và đau đớn.
Không nên tiếp tục tranh cãi về quá khứ. Hãy để thế hệ sau phán xét, những người không bị cuộc chiến trói buộc sẽ vô tư và công bình hơn. Nhưng còn hiện tại và tương lai?
Tiêu Dao Bảo Cự
Thậm chí người ta còn đem cả sự đau đớn và cái chết ra để mỉa mai! Tự do ngôn luận đôi khi cũng phải trả cái giá quá đắt khi nó làm tổn thương đến con người và những giá trị nhân bản mà lẽ ra sự tự do này phải góp phần gìn giữ.
Nhiều luận điểm và ngôn từ mang tính thù hận cũ rích từ hơn 30 năm qua vẫn được đem ra dùng lại, tấn công đối phương, với sự khoái trá hả hê không che giấu, làm như chưa hề biết cuộc chiến máu lửa đã ngưng lại từ ngần ấy năm. Hình như ở một số người tư duy đã bị đông cứng, không có khả năng lắng lòng lại để chiêm nghiệm về bi kịch lịch sử mà nhân dân Việt Nam đã gánh chịu, trong đó mỗi người đều có phần trách nhiệm của mình.
Cái gọi là “chính nghĩa” mà các bên đã nhân danh và tự hào lại chính là bình phong cho những thủ phạm giấu mặt nguy hiểm nhất gây ra biết bao tai hoạ. Sự bảo thủ và cưỡng bức chân lý hình như không phải là độc quyền của riêng ai. Vì đủ mọi thứ lý do, sự giải thích và diễn dịch quá khứ hầu như không thể đạt đến sự đồng thuận nơi phần lớn thế hệ đã từng kinh qua cuộc chiến.
Vậy thì có lẽ không nên tiếp tục tranh cãi về quá khứ. Hãy để thế hệ sau phán xét, những người không bị cuộc chiến trói buộc sẽ vô tư và công bình hơn. Nhưng còn hiện tại và tương lai? Cũng như trong quá khứ, mỗi người dù làm gì hay không làm gì, làm như thế nào đều có trách nhiệm và góp phần chi phối tình hình đối với hiện tại và tương lai của đất nước. Không thể đổ lỗi cho ai khác nếu ta chưa đóng góp được phần mình. Nếu dân tộc này quay lưng lại số phận của mình, sống như lục bình trên dòng nước chảy thì việc gánh chịu thảm kịch là điều đương nhiên. Không ai cứu vớt được ta nếu chính ta không ra sức vùng vẫy để làm chủ số phận. Dân tộc chỉ có thể bước tới nếu không bị chia rẽ và xung đột, làm suy yếu tiềm lực
Cùng nhau tự họp
Do vậy, dù sao đi nữa, tự do tưởng và tự do ngôn luận vẫn là niềm hi vọng và phương tiện gần như duy nhất để con người, đặc biệt là người Việt Nam đi đến một đồng thuận cho tương lai của mình, nhất là trong hoàn cảnh cực kỳ phức tạp như hiện nay. Có lẽ chính vì thế mà Bùi Tín đã đưa ra một đề nghị và kêu gọi thảo luận trong bài viết “Những vấn đề cần làm rõ về cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam”.
Nhà văn Bùi Minh Quốc tại một hội nghị văn nghệ sĩ đầu tháng Sáu 2007
Cuộc nói chuyện điện thoại của Lê Hồng Hà với Bùi Minh Quốc và Hà Sĩ Phu, sau đó nội dung đã được văn bản hoá và đưa lên mạng, thực chất cũng là một đề nghị tương tự với nội dung đầy đủ hơn và biện pháp đề xuất cụ thể hơn. Tuy nhiên đáng tiếc đề nghị của Bùi Tín không được hưởng ứng rộng rãi, một phần do cách đặt vấn đề của ông. (Trong số ít các ý kiến về bài viết của Bùi Tín có bài của Lại Nguyên Ân rất thẳng thắn, chính xác và dũng cảm.)
Hà Sĩ Phu đã tiếp tục cuộc trao đổi với một loạt bài viết công phu nhưng một vài bài trên mạng mới đây tranh luận với Hà Sĩ Phu, vô tình hay cố ý, hay vì những hậu ý nào đó, muốn dẫn cuộc trao đổi đi chệch hướng, không mang lại lợi ích gì thiết thực.
Ở đây tôi cũng muốn đưa ra một đề nghị. Trước nhiều ý kiến bất đồng lâu nay về những vấn đề lớn của đất nước đã được đưa ra trong nhiều bài viết đơn lẻ hay nhiều cuộc tranh luận riêng rẽ, tại sao ta không tập trung vào trong một cuộc đại hội thảo để tất cả mọi người có thiện ý đều có thể tham dự. Tôi thử phác hoạ một số vấn đề chung quanh cuộc đại hội thảo này, tạm gọi là “Đại hội thảo về hiện tình và tương lai Việt Nam”
Mục tiêu: Tự do, dân chủ, hoà bình và phát triển cho Việt Nam.
Chủ đề: Hiện tình và tương lai Việt Nam. (Về mặt thời gian, hiện tình có thể chỉ xác định từ năm nay 2007, hay tính từ 2001, đầu thiên niên kỷ, để tránh bị phân tán bởi những vấn đề đã được nói đến quá nhiều hay đã khẳng định.)
Lập trường dân tộc: Đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết khi xem xét mọi vấn đề. Không đặt thành tiên quyết việc chống cộng hay không, chống hay “cứu” Đảng Cộng sản hay bất cứ tiền đề nào khác.
Tính chất: Đây là một hội thảo mang tính tư tưởng, không phải là một cuộc vận động chính trị, không ủng hộ hay đả kích bất cứ phe phái nào mà chỉ nhằm tìm ra chân lý, xác định đúng đắn nhất hướng đi cho tương lai đất nước. Những người hoạt động chính trị có thể tìm được những điều bổ ích nào đó từ kết quả của cuộc hội thảo nhưng đây không phải là mục đích của việc hội thảo.
Người tổ chức: Ban biên tập các trang web riêng rẽ hay liên kết chủ trì cuộc hội thảo hoặc những người hoạt động dân chủ lâu nay cử ra một ban điều hành để chủ trì và các trang web hỗ trợ. Các trang web này có thể ở ngoài hay trong nước, bất cứ ai có thiện chí và khả năng đều có thể làm, kể cả trang web của Đảng Cộng sản, nếu Đảng thực tâm muốn lắng nghe ý kiến của toàn dân.
Người tham dự: Mọi người Việt Nam có nhận thức và ưu tư về tình hình đất nước, không phân biệt trong hay ngoài nước, cộng sản hay không cộng sản, quan chức hay dân thường.
Phương pháp: Có thể ban điều hành hội thảo đưa ra một đề cương chung hoặc bất cứ ai tham gia cũng có thể đưa lên bài viết của mình, có tính cách tổng hợp hay về một đề tài cụ thể. Sau từng thời gian tranh luận, ban điều hành sẽ rút ra kết luận tạm thời cho từng vấn đề và gợi ý tiếp.
Thái độ: Cầu thị, tôn trọng người đối thoại, tuyệt đối không dùng lời lẽ gay gắt có tính cách phỉ báng cá nhân hay thiếu văn hoá dù ý kiến mâu thuẫn. Ban điều hành sẽ có biện pháp để ngăn chặn những bài viết vi phạm quy định này.
Thực ra nhận định về hiện tình và tương lai Việt Nam đã có nhiều tổ chức và cá nhân đưa ra: Nghị quyết đại hội của Đảng Cộng sản, Cương lĩnh chính trị của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, các công trình nghiên cứu của nhóm Dân chủ và Phát triển, Tuyên ngôn của nhóm 8406, gợi ý của “nhóm Đà Lạt” về tư tưởng Phan Chu Trinh và con đường dân chủ xã hội, cũng như văn kiện của các tổ chức đảng phái, các nhóm đấu tranh dân chủ và bài viết của vô số cá nhân trong và ngoài nước, trong đó có những bài rất xuất sắc. Tuy nhiên những nhận định đưa ra chưa có sự đồng thuận cao của toàn xã hội hoặc đang có sự đánh giá rất khác nhau hoặc chưa được thảo luận đến nơi đến chốn.
Nhà nước thường đề cao thành tích tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, hội nhập quốc tế trong khi những người chống đối nêu bật chuyện vi phạm nhân quyền, nạn tham nhũng và những tệ nạn xã hội khác. Hai mặt này phải được đánh giá như thế nào cho khỏi thiên lệch. Đi vào từng vấn đề cụ thể cũng chưa dễ đồng thuận. Tăng trưởng kinh tế với mức độ hiện nay so với xuất phát điểm có thực sự là thành tích và có tính bền vững không? Sự phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội ở mức độ nào, tiềm ẩn nguy cơ gì?
Nạn tham nhũng có giải quyết được không khi còn độc đảng? Nhân dân Việt Nam có thực sự cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với cuộc sống như một tổ chức nước ngoài nào đó đã tổ chức thăm dò và kết luận? Nghĩ gì về các hiện tượng nghịch lý đang diễn ra trong xã hội như hiện tượng những người đấu tranh dân chủ ra toà và vào tù, hàng trăm“dân oan” đi khiếu kiện lay lắt ngày đêm ở công viên, trong khi hàng ngàn dân chơi uống thuốc lắc nhảy nhót trong vũ trường, hàng vạn người đi du lịch, nghỉ dưỡng trong các ngày lễ, hàng triệu thanh niên vào mạng chơi game hay tham gia các blog… Có vô số vấn đề tổng thể và cụ thể trên tất cả mọi lãnh vực cần phân tích, trao đổi một cách thấu đáo chứ không thể chỉ kết luận theo chủ quan hay cảm tính.
Thích nghi hoặc bị đào thải
Cuộc sống là một dòng chảy vận động không ngừng nên dù muốn dù không, ai không thay đổi, thích nghi sẽ bị đào thải, nhanh hay chậm. Tôi mới được nghe một chuyện thú vị. Một giáo viên kể lại lời của quan chức tuyên huấn giảng bài trong lớp học chính trị mới đây đề cập đến “Bác Hồ”: Đừng gọi Bác Hồ là cha già dân tộc nữa. Bác không thể là cha mà chỉ là người con ưu tú của dân tộc. Bác không phải là thần thánh mà cũng chỉ là một người bình thường như mọi người…
Thật là “tiến bộ”. Tôi không tin ông cán bộ tuyên huấn này dám nói ý kiến cá nhân mà là nói theo chỉ đạo vì đây là lớp học chính trị cho giáo viên. Thế thì sẽ không lâu nữa người ta buộc phải thôi thần thánh hoá Bác Hồ để nhìn nhận những gì mà thực tiễn đã có minh chứng hùng hồn không thể chối cãi.
Tuy vậy không thể lạc quan sớm. Sau khi nội dung cuộc trao đổi giữa Lê Hồng Hà với Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc được đưa lên Internet, mới đây hai ông sau được công an triệu tập lên “làm việc”. Những người trong “nhóm Đà Lạt” lâu nay thỉnh thoảng vẫn được mời lên “làm việc”, “hỏi thăm sức khoẻ” hay “bảo vệ an ninh trước nhà” là chuyện bình thường dù họ đã hết bị quản chế chính thức.
Tuy nhiên cuộc làm việc với Bùi Minh Quốc và Hà Sĩ Phu mới đây cho thấy hình như người ta lo ngại “nhóm Đà Lạt” đang tiến hành một cuộc vận động dân chủ mới sau khi những tổ chức dân chủ khác đã bị dẹp tan và nêu vấn đề kiểm soát việc phát biểu trên Internet.
“Nhóm Đà Lạt”, một cách gọi, thực ra chẳng có phe đảng, tổ chức gì cả. Chúng tôi chỉ là những người cầm bút tự do, có tính cách, quá khứ và sở trường khác nhau, quan điểm về những vấn đề lớn cũng có độ chênh nhất định nhưng “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Khi có bài, tác phẩm mới viết hoặc có rượu ngon, có bạn ở xa đến, chúng tôi họp nhau để trao đổi, tâm tình và bàn chuyện thế sự. Từ 20 năm nay chúng tôi vẫn làm như thế dù có một khoảng thời gian 8 năm, chỉ mấy người trong cùng một thành phố nhỏ xíu, nhà cách nhau chỉ có mấy cây số, nhưng không gặp được nhau đầy đủ vì khi người này bị tù, lúc người kia bị quản chế.
Nếu quy bày tỏ tư tưởng là vận động chính trị thì chúng tôi đã làm như thế từ bao năm nay, không có gì mới. Chúng tôi đã và sẽ luôn nói và viết lên quan điểm độc lập của mình về mọi vấn đề, không coi điều gì là cấm kỵ.
Còn chuyện kiểm soát Internet? Kiểm soát để ngăn chặn hoạt động khủng bố hay đồi truỵ thì hoan nghênh nhưng nếu để ngăn chặn thông tin, khống chế tự do tư tưởng, tự do ngôn luận thì đó là hành vi “phản động”, vì đi ngược lại hiến pháp và pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế và xu hướng chung của toàn nhân loại. Việc đó cũng khó làm được như ý muốn vì không khác gì việc “một tay che mặt trời” trong thời đại “thế giới số và thế giới phẳng” này mà còn có tác dụng ngược.
Các nhà văn Nam Dao từ Canada và Trần Vũ từ Pháp
Cuộc đại hội thảo này có giá trị gì? Nếu thực hiện được, nó có thể có tác dụng lớn hơn rất nhiều hội nghị Diên Hồng ngày xưa hay hội nghị “tiểu Diên Hồng” mà ông Hoàng Minh Chính mới đây từng mơ ước. Tác dụng lớn hơn vì có đến hàng vạn, hàng triệu người tham dự với bao nhiêu tài năng và trí tuệ của hơn 80 triệu người Việt sống trong nước và ở rải rác khắp năm châu bốn biển. Tuy thế nó cũng có thể không có tác dụng bằng hay phản tác dụng nếu thiếu tinh thần “toàn dân một lòng, vua tôi hoà thuận” của người xưa.
Cuộc đại hội thảo này có thể thực hiện được không? Tôi không biết, vì nó tuỳ thuộc vào khả năng của những người đứng ra tổ chức. Tôi chỉ là người gợi ý. Tuy nhiên điều dễ dàng, ở quy mô nhỏ hơn, là trở thành chuyên mục trong một trang web nào đó có uy tín và nhiều người đọc.
Thí dụ phải chăng talawas nên mở thêm chuyên mục “Hiện tình và tương lai Việt Nam” hoặc ngưng chuyên mục “Chiến tranh nhìn từ nhiều phía” để mở chuyên mục này sau khi đã tạm cung cấp khá đầy đủ nhiều quan điểm khác biệt về cuộc chiến tranh.
Bắt đầu từ văn hóa
Song song với cuộc đại hội thảo này, một công việc trên lãnh vực văn học nghệ thuật có thể thực hiện được để tạo ra sự thông cảm, hoà hợp và phát triển là việc hình thành những cuộc gặp gỡ văn nghệ tự do. Văn học nghệ thuật vốn không biên cương và có khả năng nhanh chóng tạo ra sự đồng cảm, giao hoà. Chúng ta đã có những sự kiện khởi đầu rất có ý nghĩa và khả năng hiện thực.
Hơn 30 năm trước, ngay trong cuộc chiến, một sĩ quan Việt Nam Cộng hoà và một sĩ quan Mỹ đã giữ gìn nhật ký của một bác sĩ cộng sản Đặng Thuỳ Trâm. Tương tự, hai sĩ quan VNCH khác đã bảo quản nhật ký của nhà văn cộng sản Chu Cẩm Phong. Đến bây giờ, khi hai cuốn nhật ký đó được trả về nguồn cội và được công bố, dù ở phía nào, ai cũng nhận đây là những hành vi nhân văn cao đẹp vượt lên trên chính trị nhất thời mà chỉ có văn học mới có thể tạo ra.
Sau này nhiều hoạt động giao lưu văn học nghệ thuật giữa trong và ngoài nước, giữa Việt Nam và Mỹ cũng như một số nước khác đã được tổ chức và có hiệu quả rất đáng mừng. Nhà văn Hồ Anh Thái ở trong nước liên kết với các nhà văn cựu binh Mỹ để dịch, xuất bản sách chung giữa các nhà văn trước đây là cựu thù trên chiến trường. Nhiều trường đại học và tổ chức văn học nghệ thuật của Mỹ mời văn nghệ sĩ Việt Nam sang giao lưu.
Nhóm Khánh Trường ở Mỹ xây dựng tạp chí Hợp Lưu đăng tải tác phẩm của các nhà văn trong và ngoài nước. Một số nhà xuất bản ở hải ngoại in sách của các tác giả trong nước như Dương Thu Hương, Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Viện, Tiêu Dao Bảo Cự… Cuốn sách Nếu đi hết biển của đạo diễn Trần Văn Thuỷ xuất bản năm 2003 viết về các cuộc gặp gỡ, trao đổi với một số nhà văn hải ngoại như Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy, Nhật Tiến, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nguyễn Mộng Giác, Trương Vũ… trong chuyến đi nghiên cứu do Trung tâm William Joiner Nghiên cứu về chiến tranh và hậu quả chiến tranh của Đại học Massachusetts Boston tổ chức…
Một số tác phẩm của các nhà văn hải ngoại và ngay cả tác phẩm xuất bản ở miền Nam trước 1975 cũng đã được in hoặc tái bản trong nước như sách của các tác giả Nguyễn Mộng Giác, Mai Ninh, Nam Dao, Dương Nghiễm Mậu… “Ngày thơ Việt Nam” mới đây tổ chức ở Hà Nội cũng đã giới thiệu một số nhà thơ miền Nam trước đây.
...Trang web talawas đang làm công việc giới thiệu lại những tác phẩm và tư liệu văn học giá trị bất kể trong Nam hay ngoài Bắc giúp người đọc có cái nhìn toàn cảnh và thực chất về văn học Việt Nam hiện đại.
Mới đây nhất, cuộc gặp gỡ giữa các nhà thơ hải ngoại Du Tử Lê, Nguyễn Đức Tùng với các nhà thơ trong nước Thanh Thảo, Nguyễn Thuỵ Kha, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Mạnh Hảo là một cuộc gặp vô cùng thú vị với một nội dung trò chuyện chan hoà tính nhân văn và dân tộc hiếm thấy.
Hiện tượng các ca, nhạc sĩ trong nước ra biểu diễn ở hải ngoại và ca, nhạc sĩ hải ngoại trở về nước tuy chưa phải là hiện tượng phổ biến nhưng đã có không ít. Vượt lên trên những hậu ý hoặc phê phán với ý đồ và mang màu sắc chính trị, những hiện tượng này rõ ràng mang lại hiệu quả hoà giải hoà hợp rất tốt.
Dân tộc là một
Nếu đã nói “Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một…”, người Việt ở nước ngoài là một bộ phận không thể thiếu của dân tộc Việt Nam, là “khúc ruột ngàn dặm”… thì không có lý do nào để gạt ra, không công nhận văn học nghệ thuật ở miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại hiện nay. Chính qua toàn bộ những tác phẩm và hoạt động văn học nghệ thuật này, chúng ta hiện nay, và các thế hệ Việt Nam mai sau mới có thể nhận ra, hình dung được diện mạo, tư tưởng, tâm hồn của toàn dân tộc trong một giai đoạn lịch sử phân ly bi thảm nhất để góp phần xây dựng một tương lai thực sự hoà hợp, hoà bình cho đất nước.
Vậy thì hôm nay tại sao văn nghệ sĩ và công chúng không tự mình làm công việc hoà giải hoà hợp này. Tôi có ý kiến hơi khác với Bùi Minh Quốc và Nguyễn Kim Bình về việc xin phép tổ chức một cuộc gặp gỡ văn nghệ đông đảo, chính thức. Nếu làm được như thế cũng tốt. Nhưng luật pháp không cấm, nhà nước không cấm, tại sao chúng ta không tự làm?
Chúng ta cứ tự do tổ chức những cuộc gặp mặt giữa văn nghệ sĩ với nhau, với công chúng thuộc mọi miền, mọi thành phần để trò chuyện và trao đổi tâm tình. Gặp mặt ở nhà riêng, ở quán café, ở nhà hàng, ở trường đại học, ở các cơ sở văn hoá, trên các tạp chí, trên không gian ảo… với năm ba người, năm ba chục người… và công bố nội dung như cách làm trên talawas vừa qua.
Ai cấm cản điều này nếu không phải là chính ta tự mình đứng trong vòng vôi cấm?
Trong những cuộc gặp này, chúng ta không cần tuyên ngôn tuyên bố chống ai, ủng hộ ai cả mà chỉ để cảm thông và chia sẻ. Sự hoà giải hoà hợp thực sự của nhân dân sẽ chống lại mọi chủ trương hay âm mưu chia cắt, thúc đẩy sự chuyển biến của tình hình chung, mang lại hoà bình trong lòng người và cho đất nước. Nếu chúng ta không làm, nhân dân không làm, tình hình chung của đất nước sẽ còn trì trệ, trong đó mỗi người đều có phần trách nhiệm của mình.
Đà Lạt cuối tháng 6-2007
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/06/070629_gapgovannghetudo.shtml
Tiêu Dao Bảo Cự
Gửi đến BBC từ Đà Lạt
Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự và nhà thơ Hữu Loan trong hình chụp năm 2005
Một cuộc đại hội thảo và những cuộc gặp gỡ văn nghệ tự do. Tại sao không?
Bằng nhiều cách, các nhà nước liên quan đến cuộc chiến Việt Nam trước đây đã cố gắng quên đi hoặc vượt qua cuộc chiến này để hướng tới tương lai. Mỹ và Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao hơn 10 năm nay. Việt Nam đã đón tiếp hai Tổng thống Mỹ Clinton và Bush.
Hai năm trước, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải và bây giờ là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đi thăm Mỹ. Trung Quốc từ khi “môi hở răng lạnh” và “dạy cho Việt Nam một bài học” không lấy gì làm hay ho bằng cuộc chiến biên giới năm 1979 cũng đã xây dựng lại tình “láng giềng hữu nghị”. Các nước đồng minh khác của Mỹ trước đây đều đã có quan hệ ngoại giao và kinh tế với Việt Nam.
Cho dù bên dưới những điều này là toan tính hay âm mưu thủ đoạn gì ở một số đối tượng nhưng trên bề mặt rõ ràng là một hiện tượng đáng mừng vì các quốc gia cựu thù đã xoá bỏ được các ngăn cách, định kiến và mặc cảm của quá khứ chiến tranh để cùng sống chung trong một thế giới hội nhập và hướng tới hoà bình. Nếu không có gì đột biến và mối quan hệ này trở nên tốt đẹp, bền vững, không thể đảo ngược thì đó chính là hạnh phúc cho Việt Nam và các nước đã có thời là kẻ thù.
Về phương diện cá nhân, sự chuyển biến nhanh hơn vì không bị ràng buộc bởi đường lối chính sách của các nhà nước và với sự thúc đẩy nội tâm của lương tri và những giá trị đạo đức vĩnh cửu, không biên giới, những cựu binh Mỹ và các nước đồng minh đã đến Việt Nam để sám hối bên những nấm mồ của người dân Việt Nam bị thảm sát ở Mỹ Lai hay trên những chiến trường xưa. Đồng thời họ cũng đã cố gắng làm các việc cụ thể để mong góp phần chữa lành những vết thương và tai hoạ do cuộc chiến - họ đã dự phần - để lại rất lâu dài trong lòng đất nước này.
Chưa một lời tạ lỗi
Thế nhưng rất nhiều người Việt Nam đã không làm được như vậy. Hầu như chưa thấy người lính Việt Nam nào, ở cả hai bên chiến tuyến trước đây, nói lời tạ lỗi hay thắp một nén nhang cho những người - những anh em đồng bào - mình đã bắn giết trong cuộc chiến. Cuộc chiến mà nói gì thì nói, nhân danh bất cứ điều gì, đó là một cuộc chiến có mang tính nội chiến, huynh đệ tương tàn.
Cũng có thể có những người đã nghĩ hay đã làm trong im lặng, vì một hoàn cảnh kỳ lạ đau đớn của đất nước Việt Nam là dù bất cứ ở đâu, ngay cả ở nước ngoài, người ta cũng không có tự do để làm điều này.
Ngược lại, một cuộc chiến mới lại mở rộng giữa người Việt và người Việt. Đây là cuộc chiến ngôn từ và tư tưởng. Dĩ nhiên ngôn từ chuyên chở nội dung tư tưởng và ở đây, trong bài viết này, tôi chỉ đề cập khía cạnh này. Cuộc chiến này tiếp nối cuộc chiến cũ, vẫn còn mang tính ý thức hệ, cộng thêm những hận thù do cuộc chiến quá khứ để lại và nhất là những đau thương uất hận vẫn diễn ra từ sau khi chiến tranh chấm dứt do chính sách sai lầm của nhà cầm quyền và sự độc quyền chân lý, độc quyền thống trị của người chiến thắng.
Nhà nước cộng sản không bao giờ ngưng cảnh giác và tấn công trước những tư tưởng gọi là “thù địch và diễn biến hoà bình”. Người chống cộng thề không đợi trời chung với người cộng sản và những người chống cộng cũng đả kích nhau không thương tiếc khi người khác không chống giống mình.
“Thành phần thứ ba” vẫn bị những người chống cộng lên án, gọi đích danh là “đâm sau lưng chiến sĩ” và người cộng sản hoài nghi, trù dập khi họ tiếp tục sự phản kháng trước cái xấu mới đang thay thế cái xấu cũ mà họ đã góp phần đạp đổ.
Không phải tất cả mọi người Việt Nam, vì bao giờ cũng có đám đông thầm lặng có suy nghĩ khác, nhưng những thành phần tham dự cuộc chiến này là những người ồn ào nhất và làm chủ, khuấy động dư luận trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ khi có Internet, nhiều trang web được mở ra và bất cứ ai có điều kiện tối thiểu để tham gia không gian ảo này, đều có thể phát biểu ý kiến của mình một cách tự do, đôi khi vô trách nhiệm, vô văn hoá và vô đạo đức, nhất là khi người phát biểu ẩn danh hoặc nói dưới một cái tên giả.
Độc quyền chân lý
Trong cuộc chiến tư tưởng và ngôn từ này, trừ một số rất ít thực sự cầu thị, nhận ra đúng sai trong tranh luận, phần lớn ở bất kỳ phe nào, đều có thái độ độc quyền chân lý và bị chi phối bởi những định kiến, mặc cảm trong quá khứ. Ngay cả đối với những người vừa mới nằm xuống, mồ chưa xanh cỏ, dĩ nhiên là không thể đối thoại, vẫn bị tấn công bằng những lời lẽ nặng nề nhất, vẫn bị sỉ nhục như trường hợp Nguyễn Ngọc Lan. Cho dù ông có thể được đánh giá khác nhau từ những quan điểm trái ngược, nhưng không ai có thể phủ nhận ông là một trí thức đã dùng ngòi bút trọn đời dấn thân một cách trong sáng nhất cho niềm tin, lý tưởng của mình và đã chết trong bệnh tật và đau đớn.
Không nên tiếp tục tranh cãi về quá khứ. Hãy để thế hệ sau phán xét, những người không bị cuộc chiến trói buộc sẽ vô tư và công bình hơn. Nhưng còn hiện tại và tương lai?
Tiêu Dao Bảo Cự
Thậm chí người ta còn đem cả sự đau đớn và cái chết ra để mỉa mai! Tự do ngôn luận đôi khi cũng phải trả cái giá quá đắt khi nó làm tổn thương đến con người và những giá trị nhân bản mà lẽ ra sự tự do này phải góp phần gìn giữ.
Nhiều luận điểm và ngôn từ mang tính thù hận cũ rích từ hơn 30 năm qua vẫn được đem ra dùng lại, tấn công đối phương, với sự khoái trá hả hê không che giấu, làm như chưa hề biết cuộc chiến máu lửa đã ngưng lại từ ngần ấy năm. Hình như ở một số người tư duy đã bị đông cứng, không có khả năng lắng lòng lại để chiêm nghiệm về bi kịch lịch sử mà nhân dân Việt Nam đã gánh chịu, trong đó mỗi người đều có phần trách nhiệm của mình.
Cái gọi là “chính nghĩa” mà các bên đã nhân danh và tự hào lại chính là bình phong cho những thủ phạm giấu mặt nguy hiểm nhất gây ra biết bao tai hoạ. Sự bảo thủ và cưỡng bức chân lý hình như không phải là độc quyền của riêng ai. Vì đủ mọi thứ lý do, sự giải thích và diễn dịch quá khứ hầu như không thể đạt đến sự đồng thuận nơi phần lớn thế hệ đã từng kinh qua cuộc chiến.
Vậy thì có lẽ không nên tiếp tục tranh cãi về quá khứ. Hãy để thế hệ sau phán xét, những người không bị cuộc chiến trói buộc sẽ vô tư và công bình hơn. Nhưng còn hiện tại và tương lai? Cũng như trong quá khứ, mỗi người dù làm gì hay không làm gì, làm như thế nào đều có trách nhiệm và góp phần chi phối tình hình đối với hiện tại và tương lai của đất nước. Không thể đổ lỗi cho ai khác nếu ta chưa đóng góp được phần mình. Nếu dân tộc này quay lưng lại số phận của mình, sống như lục bình trên dòng nước chảy thì việc gánh chịu thảm kịch là điều đương nhiên. Không ai cứu vớt được ta nếu chính ta không ra sức vùng vẫy để làm chủ số phận. Dân tộc chỉ có thể bước tới nếu không bị chia rẽ và xung đột, làm suy yếu tiềm lực
Cùng nhau tự họp
Do vậy, dù sao đi nữa, tự do tưởng và tự do ngôn luận vẫn là niềm hi vọng và phương tiện gần như duy nhất để con người, đặc biệt là người Việt Nam đi đến một đồng thuận cho tương lai của mình, nhất là trong hoàn cảnh cực kỳ phức tạp như hiện nay. Có lẽ chính vì thế mà Bùi Tín đã đưa ra một đề nghị và kêu gọi thảo luận trong bài viết “Những vấn đề cần làm rõ về cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam”.
Nhà văn Bùi Minh Quốc tại một hội nghị văn nghệ sĩ đầu tháng Sáu 2007
Cuộc nói chuyện điện thoại của Lê Hồng Hà với Bùi Minh Quốc và Hà Sĩ Phu, sau đó nội dung đã được văn bản hoá và đưa lên mạng, thực chất cũng là một đề nghị tương tự với nội dung đầy đủ hơn và biện pháp đề xuất cụ thể hơn. Tuy nhiên đáng tiếc đề nghị của Bùi Tín không được hưởng ứng rộng rãi, một phần do cách đặt vấn đề của ông. (Trong số ít các ý kiến về bài viết của Bùi Tín có bài của Lại Nguyên Ân rất thẳng thắn, chính xác và dũng cảm.)
Hà Sĩ Phu đã tiếp tục cuộc trao đổi với một loạt bài viết công phu nhưng một vài bài trên mạng mới đây tranh luận với Hà Sĩ Phu, vô tình hay cố ý, hay vì những hậu ý nào đó, muốn dẫn cuộc trao đổi đi chệch hướng, không mang lại lợi ích gì thiết thực.
Ở đây tôi cũng muốn đưa ra một đề nghị. Trước nhiều ý kiến bất đồng lâu nay về những vấn đề lớn của đất nước đã được đưa ra trong nhiều bài viết đơn lẻ hay nhiều cuộc tranh luận riêng rẽ, tại sao ta không tập trung vào trong một cuộc đại hội thảo để tất cả mọi người có thiện ý đều có thể tham dự. Tôi thử phác hoạ một số vấn đề chung quanh cuộc đại hội thảo này, tạm gọi là “Đại hội thảo về hiện tình và tương lai Việt Nam”
Mục tiêu: Tự do, dân chủ, hoà bình và phát triển cho Việt Nam.
Chủ đề: Hiện tình và tương lai Việt Nam. (Về mặt thời gian, hiện tình có thể chỉ xác định từ năm nay 2007, hay tính từ 2001, đầu thiên niên kỷ, để tránh bị phân tán bởi những vấn đề đã được nói đến quá nhiều hay đã khẳng định.)
Lập trường dân tộc: Đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết khi xem xét mọi vấn đề. Không đặt thành tiên quyết việc chống cộng hay không, chống hay “cứu” Đảng Cộng sản hay bất cứ tiền đề nào khác.
Tính chất: Đây là một hội thảo mang tính tư tưởng, không phải là một cuộc vận động chính trị, không ủng hộ hay đả kích bất cứ phe phái nào mà chỉ nhằm tìm ra chân lý, xác định đúng đắn nhất hướng đi cho tương lai đất nước. Những người hoạt động chính trị có thể tìm được những điều bổ ích nào đó từ kết quả của cuộc hội thảo nhưng đây không phải là mục đích của việc hội thảo.
Người tổ chức: Ban biên tập các trang web riêng rẽ hay liên kết chủ trì cuộc hội thảo hoặc những người hoạt động dân chủ lâu nay cử ra một ban điều hành để chủ trì và các trang web hỗ trợ. Các trang web này có thể ở ngoài hay trong nước, bất cứ ai có thiện chí và khả năng đều có thể làm, kể cả trang web của Đảng Cộng sản, nếu Đảng thực tâm muốn lắng nghe ý kiến của toàn dân.
Người tham dự: Mọi người Việt Nam có nhận thức và ưu tư về tình hình đất nước, không phân biệt trong hay ngoài nước, cộng sản hay không cộng sản, quan chức hay dân thường.
Phương pháp: Có thể ban điều hành hội thảo đưa ra một đề cương chung hoặc bất cứ ai tham gia cũng có thể đưa lên bài viết của mình, có tính cách tổng hợp hay về một đề tài cụ thể. Sau từng thời gian tranh luận, ban điều hành sẽ rút ra kết luận tạm thời cho từng vấn đề và gợi ý tiếp.
Thái độ: Cầu thị, tôn trọng người đối thoại, tuyệt đối không dùng lời lẽ gay gắt có tính cách phỉ báng cá nhân hay thiếu văn hoá dù ý kiến mâu thuẫn. Ban điều hành sẽ có biện pháp để ngăn chặn những bài viết vi phạm quy định này.
Thực ra nhận định về hiện tình và tương lai Việt Nam đã có nhiều tổ chức và cá nhân đưa ra: Nghị quyết đại hội của Đảng Cộng sản, Cương lĩnh chính trị của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, các công trình nghiên cứu của nhóm Dân chủ và Phát triển, Tuyên ngôn của nhóm 8406, gợi ý của “nhóm Đà Lạt” về tư tưởng Phan Chu Trinh và con đường dân chủ xã hội, cũng như văn kiện của các tổ chức đảng phái, các nhóm đấu tranh dân chủ và bài viết của vô số cá nhân trong và ngoài nước, trong đó có những bài rất xuất sắc. Tuy nhiên những nhận định đưa ra chưa có sự đồng thuận cao của toàn xã hội hoặc đang có sự đánh giá rất khác nhau hoặc chưa được thảo luận đến nơi đến chốn.
Nhà nước thường đề cao thành tích tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, hội nhập quốc tế trong khi những người chống đối nêu bật chuyện vi phạm nhân quyền, nạn tham nhũng và những tệ nạn xã hội khác. Hai mặt này phải được đánh giá như thế nào cho khỏi thiên lệch. Đi vào từng vấn đề cụ thể cũng chưa dễ đồng thuận. Tăng trưởng kinh tế với mức độ hiện nay so với xuất phát điểm có thực sự là thành tích và có tính bền vững không? Sự phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội ở mức độ nào, tiềm ẩn nguy cơ gì?
Nạn tham nhũng có giải quyết được không khi còn độc đảng? Nhân dân Việt Nam có thực sự cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với cuộc sống như một tổ chức nước ngoài nào đó đã tổ chức thăm dò và kết luận? Nghĩ gì về các hiện tượng nghịch lý đang diễn ra trong xã hội như hiện tượng những người đấu tranh dân chủ ra toà và vào tù, hàng trăm“dân oan” đi khiếu kiện lay lắt ngày đêm ở công viên, trong khi hàng ngàn dân chơi uống thuốc lắc nhảy nhót trong vũ trường, hàng vạn người đi du lịch, nghỉ dưỡng trong các ngày lễ, hàng triệu thanh niên vào mạng chơi game hay tham gia các blog… Có vô số vấn đề tổng thể và cụ thể trên tất cả mọi lãnh vực cần phân tích, trao đổi một cách thấu đáo chứ không thể chỉ kết luận theo chủ quan hay cảm tính.
Thích nghi hoặc bị đào thải
Cuộc sống là một dòng chảy vận động không ngừng nên dù muốn dù không, ai không thay đổi, thích nghi sẽ bị đào thải, nhanh hay chậm. Tôi mới được nghe một chuyện thú vị. Một giáo viên kể lại lời của quan chức tuyên huấn giảng bài trong lớp học chính trị mới đây đề cập đến “Bác Hồ”: Đừng gọi Bác Hồ là cha già dân tộc nữa. Bác không thể là cha mà chỉ là người con ưu tú của dân tộc. Bác không phải là thần thánh mà cũng chỉ là một người bình thường như mọi người…
Thật là “tiến bộ”. Tôi không tin ông cán bộ tuyên huấn này dám nói ý kiến cá nhân mà là nói theo chỉ đạo vì đây là lớp học chính trị cho giáo viên. Thế thì sẽ không lâu nữa người ta buộc phải thôi thần thánh hoá Bác Hồ để nhìn nhận những gì mà thực tiễn đã có minh chứng hùng hồn không thể chối cãi.
Tuy vậy không thể lạc quan sớm. Sau khi nội dung cuộc trao đổi giữa Lê Hồng Hà với Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc được đưa lên Internet, mới đây hai ông sau được công an triệu tập lên “làm việc”. Những người trong “nhóm Đà Lạt” lâu nay thỉnh thoảng vẫn được mời lên “làm việc”, “hỏi thăm sức khoẻ” hay “bảo vệ an ninh trước nhà” là chuyện bình thường dù họ đã hết bị quản chế chính thức.
Tuy nhiên cuộc làm việc với Bùi Minh Quốc và Hà Sĩ Phu mới đây cho thấy hình như người ta lo ngại “nhóm Đà Lạt” đang tiến hành một cuộc vận động dân chủ mới sau khi những tổ chức dân chủ khác đã bị dẹp tan và nêu vấn đề kiểm soát việc phát biểu trên Internet.
“Nhóm Đà Lạt”, một cách gọi, thực ra chẳng có phe đảng, tổ chức gì cả. Chúng tôi chỉ là những người cầm bút tự do, có tính cách, quá khứ và sở trường khác nhau, quan điểm về những vấn đề lớn cũng có độ chênh nhất định nhưng “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Khi có bài, tác phẩm mới viết hoặc có rượu ngon, có bạn ở xa đến, chúng tôi họp nhau để trao đổi, tâm tình và bàn chuyện thế sự. Từ 20 năm nay chúng tôi vẫn làm như thế dù có một khoảng thời gian 8 năm, chỉ mấy người trong cùng một thành phố nhỏ xíu, nhà cách nhau chỉ có mấy cây số, nhưng không gặp được nhau đầy đủ vì khi người này bị tù, lúc người kia bị quản chế.
Nếu quy bày tỏ tư tưởng là vận động chính trị thì chúng tôi đã làm như thế từ bao năm nay, không có gì mới. Chúng tôi đã và sẽ luôn nói và viết lên quan điểm độc lập của mình về mọi vấn đề, không coi điều gì là cấm kỵ.
Còn chuyện kiểm soát Internet? Kiểm soát để ngăn chặn hoạt động khủng bố hay đồi truỵ thì hoan nghênh nhưng nếu để ngăn chặn thông tin, khống chế tự do tư tưởng, tự do ngôn luận thì đó là hành vi “phản động”, vì đi ngược lại hiến pháp và pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế và xu hướng chung của toàn nhân loại. Việc đó cũng khó làm được như ý muốn vì không khác gì việc “một tay che mặt trời” trong thời đại “thế giới số và thế giới phẳng” này mà còn có tác dụng ngược.
Các nhà văn Nam Dao từ Canada và Trần Vũ từ Pháp
Cuộc đại hội thảo này có giá trị gì? Nếu thực hiện được, nó có thể có tác dụng lớn hơn rất nhiều hội nghị Diên Hồng ngày xưa hay hội nghị “tiểu Diên Hồng” mà ông Hoàng Minh Chính mới đây từng mơ ước. Tác dụng lớn hơn vì có đến hàng vạn, hàng triệu người tham dự với bao nhiêu tài năng và trí tuệ của hơn 80 triệu người Việt sống trong nước và ở rải rác khắp năm châu bốn biển. Tuy thế nó cũng có thể không có tác dụng bằng hay phản tác dụng nếu thiếu tinh thần “toàn dân một lòng, vua tôi hoà thuận” của người xưa.
Cuộc đại hội thảo này có thể thực hiện được không? Tôi không biết, vì nó tuỳ thuộc vào khả năng của những người đứng ra tổ chức. Tôi chỉ là người gợi ý. Tuy nhiên điều dễ dàng, ở quy mô nhỏ hơn, là trở thành chuyên mục trong một trang web nào đó có uy tín và nhiều người đọc.
Thí dụ phải chăng talawas nên mở thêm chuyên mục “Hiện tình và tương lai Việt Nam” hoặc ngưng chuyên mục “Chiến tranh nhìn từ nhiều phía” để mở chuyên mục này sau khi đã tạm cung cấp khá đầy đủ nhiều quan điểm khác biệt về cuộc chiến tranh.
Bắt đầu từ văn hóa
Song song với cuộc đại hội thảo này, một công việc trên lãnh vực văn học nghệ thuật có thể thực hiện được để tạo ra sự thông cảm, hoà hợp và phát triển là việc hình thành những cuộc gặp gỡ văn nghệ tự do. Văn học nghệ thuật vốn không biên cương và có khả năng nhanh chóng tạo ra sự đồng cảm, giao hoà. Chúng ta đã có những sự kiện khởi đầu rất có ý nghĩa và khả năng hiện thực.
Hơn 30 năm trước, ngay trong cuộc chiến, một sĩ quan Việt Nam Cộng hoà và một sĩ quan Mỹ đã giữ gìn nhật ký của một bác sĩ cộng sản Đặng Thuỳ Trâm. Tương tự, hai sĩ quan VNCH khác đã bảo quản nhật ký của nhà văn cộng sản Chu Cẩm Phong. Đến bây giờ, khi hai cuốn nhật ký đó được trả về nguồn cội và được công bố, dù ở phía nào, ai cũng nhận đây là những hành vi nhân văn cao đẹp vượt lên trên chính trị nhất thời mà chỉ có văn học mới có thể tạo ra.
Sau này nhiều hoạt động giao lưu văn học nghệ thuật giữa trong và ngoài nước, giữa Việt Nam và Mỹ cũng như một số nước khác đã được tổ chức và có hiệu quả rất đáng mừng. Nhà văn Hồ Anh Thái ở trong nước liên kết với các nhà văn cựu binh Mỹ để dịch, xuất bản sách chung giữa các nhà văn trước đây là cựu thù trên chiến trường. Nhiều trường đại học và tổ chức văn học nghệ thuật của Mỹ mời văn nghệ sĩ Việt Nam sang giao lưu.
Nhóm Khánh Trường ở Mỹ xây dựng tạp chí Hợp Lưu đăng tải tác phẩm của các nhà văn trong và ngoài nước. Một số nhà xuất bản ở hải ngoại in sách của các tác giả trong nước như Dương Thu Hương, Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Viện, Tiêu Dao Bảo Cự… Cuốn sách Nếu đi hết biển của đạo diễn Trần Văn Thuỷ xuất bản năm 2003 viết về các cuộc gặp gỡ, trao đổi với một số nhà văn hải ngoại như Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy, Nhật Tiến, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nguyễn Mộng Giác, Trương Vũ… trong chuyến đi nghiên cứu do Trung tâm William Joiner Nghiên cứu về chiến tranh và hậu quả chiến tranh của Đại học Massachusetts Boston tổ chức…
Một số tác phẩm của các nhà văn hải ngoại và ngay cả tác phẩm xuất bản ở miền Nam trước 1975 cũng đã được in hoặc tái bản trong nước như sách của các tác giả Nguyễn Mộng Giác, Mai Ninh, Nam Dao, Dương Nghiễm Mậu… “Ngày thơ Việt Nam” mới đây tổ chức ở Hà Nội cũng đã giới thiệu một số nhà thơ miền Nam trước đây.
...Trang web talawas đang làm công việc giới thiệu lại những tác phẩm và tư liệu văn học giá trị bất kể trong Nam hay ngoài Bắc giúp người đọc có cái nhìn toàn cảnh và thực chất về văn học Việt Nam hiện đại.
Mới đây nhất, cuộc gặp gỡ giữa các nhà thơ hải ngoại Du Tử Lê, Nguyễn Đức Tùng với các nhà thơ trong nước Thanh Thảo, Nguyễn Thuỵ Kha, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Mạnh Hảo là một cuộc gặp vô cùng thú vị với một nội dung trò chuyện chan hoà tính nhân văn và dân tộc hiếm thấy.
Hiện tượng các ca, nhạc sĩ trong nước ra biểu diễn ở hải ngoại và ca, nhạc sĩ hải ngoại trở về nước tuy chưa phải là hiện tượng phổ biến nhưng đã có không ít. Vượt lên trên những hậu ý hoặc phê phán với ý đồ và mang màu sắc chính trị, những hiện tượng này rõ ràng mang lại hiệu quả hoà giải hoà hợp rất tốt.
Dân tộc là một
Nếu đã nói “Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một…”, người Việt ở nước ngoài là một bộ phận không thể thiếu của dân tộc Việt Nam, là “khúc ruột ngàn dặm”… thì không có lý do nào để gạt ra, không công nhận văn học nghệ thuật ở miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại hiện nay. Chính qua toàn bộ những tác phẩm và hoạt động văn học nghệ thuật này, chúng ta hiện nay, và các thế hệ Việt Nam mai sau mới có thể nhận ra, hình dung được diện mạo, tư tưởng, tâm hồn của toàn dân tộc trong một giai đoạn lịch sử phân ly bi thảm nhất để góp phần xây dựng một tương lai thực sự hoà hợp, hoà bình cho đất nước.
Vậy thì hôm nay tại sao văn nghệ sĩ và công chúng không tự mình làm công việc hoà giải hoà hợp này. Tôi có ý kiến hơi khác với Bùi Minh Quốc và Nguyễn Kim Bình về việc xin phép tổ chức một cuộc gặp gỡ văn nghệ đông đảo, chính thức. Nếu làm được như thế cũng tốt. Nhưng luật pháp không cấm, nhà nước không cấm, tại sao chúng ta không tự làm?
Chúng ta cứ tự do tổ chức những cuộc gặp mặt giữa văn nghệ sĩ với nhau, với công chúng thuộc mọi miền, mọi thành phần để trò chuyện và trao đổi tâm tình. Gặp mặt ở nhà riêng, ở quán café, ở nhà hàng, ở trường đại học, ở các cơ sở văn hoá, trên các tạp chí, trên không gian ảo… với năm ba người, năm ba chục người… và công bố nội dung như cách làm trên talawas vừa qua.
Ai cấm cản điều này nếu không phải là chính ta tự mình đứng trong vòng vôi cấm?
Trong những cuộc gặp này, chúng ta không cần tuyên ngôn tuyên bố chống ai, ủng hộ ai cả mà chỉ để cảm thông và chia sẻ. Sự hoà giải hoà hợp thực sự của nhân dân sẽ chống lại mọi chủ trương hay âm mưu chia cắt, thúc đẩy sự chuyển biến của tình hình chung, mang lại hoà bình trong lòng người và cho đất nước. Nếu chúng ta không làm, nhân dân không làm, tình hình chung của đất nước sẽ còn trì trệ, trong đó mỗi người đều có phần trách nhiệm của mình.
Đà Lạt cuối tháng 6-2007
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/06/070629_gapgovannghetudo.shtml
Friday, June 29, 2007
Người mẹ nào đang dang rộng cánh tay ?
Người mẹ nào đang dang rộng cánh tay ?
Diệp Quang Thanh
“… Mang chuông đi đấm nước người, nhằm tìm kế để cứu vãn cho con thuyền độc tài mục nát, đang bị chìm dần trong caí biển thời đại …”
Sự kiện mấy ngày qua đang thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế và trong nước chính là việc nhà nước CSVN “cố đấm ăn xôi”, quyết tâm thực hiện chuyến viếng thăm, được báo hiệu trước sẽ gặp đầy sóng gió. Hoa Kỳ đã có những động thái không mấy mặn mà cho mối quan hệ được phát triển giữa hai nước, bởi cái vấn đề “nhân quyền” đã là cái rào cản lớn nhất mà quốc hội và chính phủ của tổng thống G. Bush phát đi trước chuyến thăm của Nguyễn Minh Triết.
Nhà nước CSVN vẫn tiến hành thu xếp cuộc viếng thăm đấy nghi vấn dẫu biết rằng những điều kiện không bình thường mà chính phủ Hoa Kỳ áp đặt như việc tiếp đón sẽ không theo nghi thức nguyên thủ trong hành lễ cũng như khi tiếp đón khách quí trong phòng bầu dục theo truyền thống cấp quốc gia. Nhưng họ vẫn chấp nhận dẫu phải vượt qua cửa ải “Vũ môn”mà Hoa Kỳ ra điều kiện mặc cả. Hà Nội đã bất chấp tất cả, lộ nguyên hình là một nhà nước độc tài đứng trên pháp luật, để thả hai ba con mồi “dân chủ”một cách tùy tiện, nhằm đáp ứng và thỏa mãn các điều kiện của đối tác phía bên kia là Hoa Kỳ.
Qua những thông tin do đại sứ quán cung cấp, Nguyễn Minh Triết chắc chắn sẽ nhận được sự phẫn nộ tẩy chay biểu tình của chính ngay đồng bào mình, dành cho ông ta. Tấm hình bịt miệng Lm Lý chắc chắn sẽ là nhân chứng đáng lo ngại nhất, khi ông ta dám mở miệng nói về nhân quyền.
Bất chấp tất cả, chuyến viếng thăm vẫn được Hà Nội tiến hành để mọi người quan tâm nín thở theo dõi diễn biến. Nhưng tất cả không có một bất ngờ nào xẩy ra, khi mà đỉnh điểm của chuyến viếng thăm là cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo hai nước trưa ngày 22/6/07 tại tòa Bạch Ốc, với một nghi lễ giản dị không có hội đàm chính thức cũng như tuyên bố chung, để rồi sau đó ông ta cùng phái đoàn rời ngay đi California.
Các diễn biến của cuộc viếng thăm cũng không nằm ngoài dự đoán của mọi người, với một lộ trình được cài đặt từ trước, nhằm khéo léo tránh đối mặt với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Việc gặp gỡ chỉ trong khuôn khổ rất khiêm tốn với một số nhà doanh nghiệp Mỹ đang ngấp nghé thăm dò thị trường VN, hòng mơn trớn lôi kéo họ tham gia đầu tư. Còn lại cuộc gặp gỡ chỉ được thu xếp trong khuôn khổ nội bộ, hoặc khách mời có chọn lọc trong buổi tiệc chiêu đãi trọng thể ở một khách sạn ven biển Dana Point, nam California
Cuộc đi kết thúc, đài BBC bình luận là ngay cả giới truyền thông cũng bị hạn chế tiếp cận, rất đáng thất vọng cho một chuyến đi không mấy suôn sẻ.
Điều gây ấn tượng nhất cho chuyến đi là qua chương trình thời sự của đài truyền hình tung ương Hà Nội, tường thuật lại một phần buổi chiêu đãi tại Dana Point, trong đó nhấn mạnh đến lời phát biểu của Nguyễn Minh Triết, khẳng định lại lập trường của nhà nước CS về các quan điểm nhân quyền, sự ổn định kinh tế, về chế độ chính trị vv. Vẫn là những luận điệu sực mùi độc tài áp chế quen thuộc.
Nhưng phải thừa nhận ông ta là một kẻ có bản lĩnh. Bản lĩnh của ông ta thể hiện qua những hành vi, những động thái rất mạch lạc, những lời phát ngôn của ông ta không cần có sự trợ giúp của “cò mồi”, được ông ta thể hiện một cách tự tin. Nhưng sự tự tin đó đã vượt quá giới hạn, để trở nên trơ trẽn, mất nhân cách, khi ông ta đã dùng lời lẽ xảo ngôn để lấp liếm và tự nhận một cách xằng bậy rằng ông ta là đại diện cho dân tộc VN.
Người mẹ nào đang dang rộng canh tay?
Phải! Không trơ trẽn sao được khi ông ta lấy tư cách gì để đại diện cho nhân dân VN. Khi ông ta nói đến biểu tượng mẹ VN! Người ta không hiểu ông ta ám chỉ mẹ VN nào! Mẹ VN của dân tộc VN hay “Mẹ hiền” đảng CSVN, người “mẹ hiền” mà Nguyễn Minh Triết làm đại diện, dang rộng cánh tay chờ đón những đứa con xa tổ quốc trở về, để dùng cánh tay man rợ xiết vào cổ những con người nhẹ dạ cả tin? Bao nhiêu năm qua, ngần ấy thời gian đã đủ cho ta nhìn rõ bản chất của người “mẹ hiền” đó rồi. Người ta cũng đã cảm nhận cái chất phù thuỷ của người “mẹ hiền” đó! Miếng võ mà ông ta dùng lời ngụy biện xảo trá đã trở nên lỗi thời, không thể đánh lừa được ai, ngoại trừ ông ta mà thôi!
Sao Mẹ chưa vui?
Còn người mẹ VN thật sự thì hiện đang tủi hờn trong nghèo khó, ánh mắt già nua mòn mỏi nhìn về phương trời xa, mong ngóng cho một ngày mai tươi sáng hơn, bớt khổ cực hơn, cho những đứa con của mẹ không phải chịu cảnh lao tù, không bị áp bức bất công, cho dòng giống Âu Cơ của mẹ được mở mày mát mặt với thế giới năm châu, chứ không phải ngày một tàn lụi trong ngu hèn tăm tối, trong nghèo hèn bất công như hiện nay.
Hãy nhìn những lá cờ vàng đón chào để biết có sự ổn định!
Nguyễn Minh Triết huênh hoang khoe rằng VN ổn định phát triển! Vậy ông ta hãy nhìn đi! Ông ta hãy nhìn thật kỹ, những ai đang cầm lá cờ vàng ba sọc đón chờ ông ta ngoài kia! Phải chăng đó là sự ổn định! Họ là những người VN máu đỏ da vàng cùng nòi giống với ông ta, đang than khóc, đang hô vang tự trái tim, vì những quyền mà đồng bào của họ ở bên kia Thái Bình Dương, đang bị đảng cướp của ông ta tước đoạt bao năm qua!
Ông ta nói ổn định! Vậy xin mời ông hãy làm cách nào đó để ổn định những người đang biểu tình ngoài kia. Thì lúc đó mới là sự ổn định thật sự! Còn không đó chỉ là thứ ổn định dưới họng súng, sự ổn định trong caí nhà tù khổng lồ mà thôi!
Ai là người hưởng lợi từ phát triển kinh tế
Phát triển ư! Nói đến phát triển là nói đến tính tất yếu của một cơ thể sống, một sự cởi trói cho một dân tộc bị kìm hãm, như mọi nước khác đã và đang thực hiện đối với nhân dân của họ!
Phát triển ư! Lợi nhuận của sự phát triển nó dành để phục vụ ai? Trong khi người dân vẫn phải vật lộn với cuộc sống để mưu sinh cho từng ngày! Mọi công trình xây dựng vẫn phải vay nhờ vốn nước ngoài, vẫn phải huy động trái phiếu của từng người dân...Vì vậy mục tiêu phát triển kinh tế, mục đích cuối cùng dành cho ai? Ai là người hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế, Thưa ông chủ tịch ?
Lợi nhuận của sự phát triển đó được dành chi cho tấng tầng lớp lớp bộ máy đảng, bộ máy quản lý nhà nước và những tổ chức vệ tinh của đảng tạo lên một cỗ máy khổng lồ và cồng kềnh đấy chứ, Thưa ông !
Lợi nhuận của sự phát triển kinh tế, được thu từ đồng thuế, mô hôi công sức của những người lao động để nuôi bộ máy công an, an ninh khổng lồ để cai trị đàn áp dân đấy chứ, Thưa ông !
Lợi nhuận của sự phát triển đó, được đổ đầy vào những cái túi tham không đáy đấy chứ! Được đổ vào những công trình “hiện đại hóa” tốn phí hàng nghìn tỉ đồng đấy chứ, Thưa ông !
Lợi nhuận của sự phát triển kinh tế được thu tất cả về một mối nhằm phục vụ cho đảng công sản của ông ta như vậy, sao không thấy ông nhắc đến! Thử hỏi phát triển để làm gì!Người dân được hưởng lợi gì từ sự phát triển đó!
Thù hận qua khứ hay thù hận hiện tại ?
Nguyễn Minh Triết kêu gọi mọi người cùng là “đồng bào” hãy bỏ qua hận thù của quá khứ, để hướng tới tương lai! Ông ta có lạc đề không? Hay cố tình đánh lừa dư luận, dùng sự lộng ngôn xảo trá để xóa nhòa ranh giới, khi mà những người đang biểu tình ngoài kia, đòi đảng cướp của ông ta trả lại cho người dân cái quyền bị đảng ông ta cướp mất 60 năm qua ? Vì bị cướp mất cái quyền đó, nên họ phải tha phương cầu thực đất khách quê người, bỏ cả tổ tiên giống nòi, đến nơi xứ người để được hưởng cái quyền thiêng liêng đó!
Nhưng sự thù hận của họ không những không nguôi ngoai, khi mà đồng bào của họ ở quê nhà vẫn đang trong cái nhà giam khổng lồ, vẫn đang bị tước hết mọi quyền sơ đẳng nhất, vẫn bị bịt miệng không được nói... Trong tất cả nội dung tẩy chay phản đối của họ, đều thể hiện cái thù hận hiện tại, chứ không phải quá khứ, mong ông hãy lắng nghe!
Đối thoại! Bất đồng chính kiến! Hay tước đoạt quyền cơ bản?
Một trong những vấn đề mọi người thường hay nhầm lẫn là việc gọi những nhà cách mạng VN đấu tranh đòi nhà nước độc tài trả lại cho nhân dân những quyền cơ bản bị tước đoạt là những nhà bất đồng chính kiến. Điều đó không chính xác, bởi họ không bất đồng trong quan điểm, hay nhận định do một chế độ chính trị, phản ánh qua đường lối cai trị, đúng đắn hay sai lầm, mà hiện nay họ đang đấu tranh yêu cầu hãy trả lại những quyền cơ bản cho đồng bào của họ, bị đảng của ông ta chiếm đoạt! Không có sự bất đồng chính kiến, hay bất đồng quan điểm ở đây! Sự đối thoại bằng cách này hay cách khác, vẫn chỉ có một câu đòi hỏi duy nhất, đơn giản nhất: ĐẢNG CSVN HÃY TRẢ LẠI CÁC QUYỀN CƠ BẢN CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM!
Nhân quyền dành cho CON NGƯỜI! Không có bất kỳ sự phân biệt, đối xử
Như một kẻ cùng đường, ông Triết ngụy biện rằng lịch sử và đặc thù của mỗi dân tộc khiến dẫn sự khác nhau về nhân quyền!
Ai đó xin hãy nhắc nhở ông ta, là một nguyên thủ quốc gia, vậy ông ta có đọc kỹ các điều khoản trong công ước quốc tế về nhân quyền, trong đó công ước nhấn mạnh đến việc không phân biệt đẳng cấp mầu da sắc tộc lịch sử tôn giáo của mọi dân tộc trên phạm vi toàn thế giới ? Hay ông ta đã cố tình quên những câu trích dẫn đầu tiên của bản tuyên ngôn độc lập năm 1945 do đích thân ông Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố rồi? «Người ta sinh ra ai cũng có quyền được hưởng... » Vậy cái danh từ “người ta” ấy nó được ông ta phân biệt giữa người VN và những dân tộc khác hay sao ?
Chỉ nội câu nói của ông ta đã thể hiện cái chất phản động, phản quốc rồi. Nếu nói vi phạm pháp luật thì ông ta là kẻ vi phạm nặng nề nhất, bởi ông ta đã chính thức bác bỏ câu trích dẫn của ông HCM trong bản tuyên ngôn độc lập 1945.
Ngụy biện trơ trẽn trên của ông ta, cùng với cách hành xử tùy tiện trong việc bắt giam, xử tù, tha bổng, chỉ tuân theo một thứ luật “rừng” mà đảng độc tài của ông ta đang áp dụng, đã cho thấy cái quyền của người dân được ông ta “chăm lo” như tế nào ! Không biết ông ta có thấy xấu hổ không !
Lời giải cho chuyến viếng thăm nhục nhã
Có ai đó nhận định là ông Triết đi thăm Hoa Kỳ là nhân danh đảng độc tài của ông ta! Mang chuông đi đấm nước người, nhằm tìm kế để cứu vãn cho con thuyền độc tài mục nát, đang bị chìm dần trong caí biển thời đại, nhằm tìm ra một lối thoát khi cái cán cân “Tổ quốc hay là đảng” đang làm cho nội bộ của ông ta rối bời trước sức ép của đạo lý và quyền lợi, trước mối nguy do kẻ đồng sàng dị mộng với đảng của ông ta đang đe dọa, buộc đảng của ông ta phải có toan tính hay lựa chọn. Chứ không phải ông ta “cố đấm” vì quyền lợi của nhân dân. Thậm chí ông ta còn lợi dụng lá bài “chất độc da cam”để đặt lên bàn mặc cả cho những toan tính bẩn thỉu, nhằm vớt vát thủ lợi cho một chuyến đi miễn cưỡng, với bài ca muôn thuở : “kết thúc tốt đẹp” mà không mang lại điều gì đáng kể!
Nguyễn Minh Triết không có đủ tư cách đại diện cho nhân dân
Chuyến đi đã kết thúc. Vở kịch đã hạ màn. Tuy sự toan tính vẫn còn nằm trong bí ấn, quá trình chuyến thăm đã diễn không được như mong muốn. Sự gượng gạo của cả chủ lẫn khách đã không tạo nên một ấn tượng nào đáng kể. Chỉ là những lời lẽ xã giao mong muốn cho một mối quan hệ rất chung chung, kèm theo một vài miếng mồi thương mại nhạt nhẽo để câu kéo. Nhưng điều quan trọng hơn cả là ông ta không xứng đáng, không đủ tư cách đại diện cho nhân dân Việt Nam, bởi một điều rất đơn giản : ông ta không phải là người do nhân dân lựa chọn!
Một quốc gia Việt Nam dân chủ có lòng tự trọng tự tôn dân tộc, sẽ không bao giờ bị tổn thương bởi các mối quan hệ ngoại giao, sẽ không bao giờ phải hạ mình một cách đê tiện như phái đoàn cộng sản Nguyễn Minh Triết đã thể hiện vừa qua.
Hà Nội, ngày 23/6/07
Diệp Quang Thanh
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1920
Diệp Quang Thanh
“… Mang chuông đi đấm nước người, nhằm tìm kế để cứu vãn cho con thuyền độc tài mục nát, đang bị chìm dần trong caí biển thời đại …”
Sự kiện mấy ngày qua đang thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế và trong nước chính là việc nhà nước CSVN “cố đấm ăn xôi”, quyết tâm thực hiện chuyến viếng thăm, được báo hiệu trước sẽ gặp đầy sóng gió. Hoa Kỳ đã có những động thái không mấy mặn mà cho mối quan hệ được phát triển giữa hai nước, bởi cái vấn đề “nhân quyền” đã là cái rào cản lớn nhất mà quốc hội và chính phủ của tổng thống G. Bush phát đi trước chuyến thăm của Nguyễn Minh Triết.
Nhà nước CSVN vẫn tiến hành thu xếp cuộc viếng thăm đấy nghi vấn dẫu biết rằng những điều kiện không bình thường mà chính phủ Hoa Kỳ áp đặt như việc tiếp đón sẽ không theo nghi thức nguyên thủ trong hành lễ cũng như khi tiếp đón khách quí trong phòng bầu dục theo truyền thống cấp quốc gia. Nhưng họ vẫn chấp nhận dẫu phải vượt qua cửa ải “Vũ môn”mà Hoa Kỳ ra điều kiện mặc cả. Hà Nội đã bất chấp tất cả, lộ nguyên hình là một nhà nước độc tài đứng trên pháp luật, để thả hai ba con mồi “dân chủ”một cách tùy tiện, nhằm đáp ứng và thỏa mãn các điều kiện của đối tác phía bên kia là Hoa Kỳ.
Qua những thông tin do đại sứ quán cung cấp, Nguyễn Minh Triết chắc chắn sẽ nhận được sự phẫn nộ tẩy chay biểu tình của chính ngay đồng bào mình, dành cho ông ta. Tấm hình bịt miệng Lm Lý chắc chắn sẽ là nhân chứng đáng lo ngại nhất, khi ông ta dám mở miệng nói về nhân quyền.
Bất chấp tất cả, chuyến viếng thăm vẫn được Hà Nội tiến hành để mọi người quan tâm nín thở theo dõi diễn biến. Nhưng tất cả không có một bất ngờ nào xẩy ra, khi mà đỉnh điểm của chuyến viếng thăm là cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo hai nước trưa ngày 22/6/07 tại tòa Bạch Ốc, với một nghi lễ giản dị không có hội đàm chính thức cũng như tuyên bố chung, để rồi sau đó ông ta cùng phái đoàn rời ngay đi California.
Các diễn biến của cuộc viếng thăm cũng không nằm ngoài dự đoán của mọi người, với một lộ trình được cài đặt từ trước, nhằm khéo léo tránh đối mặt với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Việc gặp gỡ chỉ trong khuôn khổ rất khiêm tốn với một số nhà doanh nghiệp Mỹ đang ngấp nghé thăm dò thị trường VN, hòng mơn trớn lôi kéo họ tham gia đầu tư. Còn lại cuộc gặp gỡ chỉ được thu xếp trong khuôn khổ nội bộ, hoặc khách mời có chọn lọc trong buổi tiệc chiêu đãi trọng thể ở một khách sạn ven biển Dana Point, nam California
Cuộc đi kết thúc, đài BBC bình luận là ngay cả giới truyền thông cũng bị hạn chế tiếp cận, rất đáng thất vọng cho một chuyến đi không mấy suôn sẻ.
Điều gây ấn tượng nhất cho chuyến đi là qua chương trình thời sự của đài truyền hình tung ương Hà Nội, tường thuật lại một phần buổi chiêu đãi tại Dana Point, trong đó nhấn mạnh đến lời phát biểu của Nguyễn Minh Triết, khẳng định lại lập trường của nhà nước CS về các quan điểm nhân quyền, sự ổn định kinh tế, về chế độ chính trị vv. Vẫn là những luận điệu sực mùi độc tài áp chế quen thuộc.
Nhưng phải thừa nhận ông ta là một kẻ có bản lĩnh. Bản lĩnh của ông ta thể hiện qua những hành vi, những động thái rất mạch lạc, những lời phát ngôn của ông ta không cần có sự trợ giúp của “cò mồi”, được ông ta thể hiện một cách tự tin. Nhưng sự tự tin đó đã vượt quá giới hạn, để trở nên trơ trẽn, mất nhân cách, khi ông ta đã dùng lời lẽ xảo ngôn để lấp liếm và tự nhận một cách xằng bậy rằng ông ta là đại diện cho dân tộc VN.
Người mẹ nào đang dang rộng canh tay?
Phải! Không trơ trẽn sao được khi ông ta lấy tư cách gì để đại diện cho nhân dân VN. Khi ông ta nói đến biểu tượng mẹ VN! Người ta không hiểu ông ta ám chỉ mẹ VN nào! Mẹ VN của dân tộc VN hay “Mẹ hiền” đảng CSVN, người “mẹ hiền” mà Nguyễn Minh Triết làm đại diện, dang rộng cánh tay chờ đón những đứa con xa tổ quốc trở về, để dùng cánh tay man rợ xiết vào cổ những con người nhẹ dạ cả tin? Bao nhiêu năm qua, ngần ấy thời gian đã đủ cho ta nhìn rõ bản chất của người “mẹ hiền” đó rồi. Người ta cũng đã cảm nhận cái chất phù thuỷ của người “mẹ hiền” đó! Miếng võ mà ông ta dùng lời ngụy biện xảo trá đã trở nên lỗi thời, không thể đánh lừa được ai, ngoại trừ ông ta mà thôi!
Sao Mẹ chưa vui?
Còn người mẹ VN thật sự thì hiện đang tủi hờn trong nghèo khó, ánh mắt già nua mòn mỏi nhìn về phương trời xa, mong ngóng cho một ngày mai tươi sáng hơn, bớt khổ cực hơn, cho những đứa con của mẹ không phải chịu cảnh lao tù, không bị áp bức bất công, cho dòng giống Âu Cơ của mẹ được mở mày mát mặt với thế giới năm châu, chứ không phải ngày một tàn lụi trong ngu hèn tăm tối, trong nghèo hèn bất công như hiện nay.
Hãy nhìn những lá cờ vàng đón chào để biết có sự ổn định!
Nguyễn Minh Triết huênh hoang khoe rằng VN ổn định phát triển! Vậy ông ta hãy nhìn đi! Ông ta hãy nhìn thật kỹ, những ai đang cầm lá cờ vàng ba sọc đón chờ ông ta ngoài kia! Phải chăng đó là sự ổn định! Họ là những người VN máu đỏ da vàng cùng nòi giống với ông ta, đang than khóc, đang hô vang tự trái tim, vì những quyền mà đồng bào của họ ở bên kia Thái Bình Dương, đang bị đảng cướp của ông ta tước đoạt bao năm qua!
Ông ta nói ổn định! Vậy xin mời ông hãy làm cách nào đó để ổn định những người đang biểu tình ngoài kia. Thì lúc đó mới là sự ổn định thật sự! Còn không đó chỉ là thứ ổn định dưới họng súng, sự ổn định trong caí nhà tù khổng lồ mà thôi!
Ai là người hưởng lợi từ phát triển kinh tế
Phát triển ư! Nói đến phát triển là nói đến tính tất yếu của một cơ thể sống, một sự cởi trói cho một dân tộc bị kìm hãm, như mọi nước khác đã và đang thực hiện đối với nhân dân của họ!
Phát triển ư! Lợi nhuận của sự phát triển nó dành để phục vụ ai? Trong khi người dân vẫn phải vật lộn với cuộc sống để mưu sinh cho từng ngày! Mọi công trình xây dựng vẫn phải vay nhờ vốn nước ngoài, vẫn phải huy động trái phiếu của từng người dân...Vì vậy mục tiêu phát triển kinh tế, mục đích cuối cùng dành cho ai? Ai là người hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế, Thưa ông chủ tịch ?
Lợi nhuận của sự phát triển đó được dành chi cho tấng tầng lớp lớp bộ máy đảng, bộ máy quản lý nhà nước và những tổ chức vệ tinh của đảng tạo lên một cỗ máy khổng lồ và cồng kềnh đấy chứ, Thưa ông !
Lợi nhuận của sự phát triển kinh tế, được thu từ đồng thuế, mô hôi công sức của những người lao động để nuôi bộ máy công an, an ninh khổng lồ để cai trị đàn áp dân đấy chứ, Thưa ông !
Lợi nhuận của sự phát triển đó, được đổ đầy vào những cái túi tham không đáy đấy chứ! Được đổ vào những công trình “hiện đại hóa” tốn phí hàng nghìn tỉ đồng đấy chứ, Thưa ông !
Lợi nhuận của sự phát triển kinh tế được thu tất cả về một mối nhằm phục vụ cho đảng công sản của ông ta như vậy, sao không thấy ông nhắc đến! Thử hỏi phát triển để làm gì!Người dân được hưởng lợi gì từ sự phát triển đó!
Thù hận qua khứ hay thù hận hiện tại ?
Nguyễn Minh Triết kêu gọi mọi người cùng là “đồng bào” hãy bỏ qua hận thù của quá khứ, để hướng tới tương lai! Ông ta có lạc đề không? Hay cố tình đánh lừa dư luận, dùng sự lộng ngôn xảo trá để xóa nhòa ranh giới, khi mà những người đang biểu tình ngoài kia, đòi đảng cướp của ông ta trả lại cho người dân cái quyền bị đảng ông ta cướp mất 60 năm qua ? Vì bị cướp mất cái quyền đó, nên họ phải tha phương cầu thực đất khách quê người, bỏ cả tổ tiên giống nòi, đến nơi xứ người để được hưởng cái quyền thiêng liêng đó!
Nhưng sự thù hận của họ không những không nguôi ngoai, khi mà đồng bào của họ ở quê nhà vẫn đang trong cái nhà giam khổng lồ, vẫn đang bị tước hết mọi quyền sơ đẳng nhất, vẫn bị bịt miệng không được nói... Trong tất cả nội dung tẩy chay phản đối của họ, đều thể hiện cái thù hận hiện tại, chứ không phải quá khứ, mong ông hãy lắng nghe!
Đối thoại! Bất đồng chính kiến! Hay tước đoạt quyền cơ bản?
Một trong những vấn đề mọi người thường hay nhầm lẫn là việc gọi những nhà cách mạng VN đấu tranh đòi nhà nước độc tài trả lại cho nhân dân những quyền cơ bản bị tước đoạt là những nhà bất đồng chính kiến. Điều đó không chính xác, bởi họ không bất đồng trong quan điểm, hay nhận định do một chế độ chính trị, phản ánh qua đường lối cai trị, đúng đắn hay sai lầm, mà hiện nay họ đang đấu tranh yêu cầu hãy trả lại những quyền cơ bản cho đồng bào của họ, bị đảng của ông ta chiếm đoạt! Không có sự bất đồng chính kiến, hay bất đồng quan điểm ở đây! Sự đối thoại bằng cách này hay cách khác, vẫn chỉ có một câu đòi hỏi duy nhất, đơn giản nhất: ĐẢNG CSVN HÃY TRẢ LẠI CÁC QUYỀN CƠ BẢN CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM!
Nhân quyền dành cho CON NGƯỜI! Không có bất kỳ sự phân biệt, đối xử
Như một kẻ cùng đường, ông Triết ngụy biện rằng lịch sử và đặc thù của mỗi dân tộc khiến dẫn sự khác nhau về nhân quyền!
Ai đó xin hãy nhắc nhở ông ta, là một nguyên thủ quốc gia, vậy ông ta có đọc kỹ các điều khoản trong công ước quốc tế về nhân quyền, trong đó công ước nhấn mạnh đến việc không phân biệt đẳng cấp mầu da sắc tộc lịch sử tôn giáo của mọi dân tộc trên phạm vi toàn thế giới ? Hay ông ta đã cố tình quên những câu trích dẫn đầu tiên của bản tuyên ngôn độc lập năm 1945 do đích thân ông Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố rồi? «Người ta sinh ra ai cũng có quyền được hưởng... » Vậy cái danh từ “người ta” ấy nó được ông ta phân biệt giữa người VN và những dân tộc khác hay sao ?
Chỉ nội câu nói của ông ta đã thể hiện cái chất phản động, phản quốc rồi. Nếu nói vi phạm pháp luật thì ông ta là kẻ vi phạm nặng nề nhất, bởi ông ta đã chính thức bác bỏ câu trích dẫn của ông HCM trong bản tuyên ngôn độc lập 1945.
Ngụy biện trơ trẽn trên của ông ta, cùng với cách hành xử tùy tiện trong việc bắt giam, xử tù, tha bổng, chỉ tuân theo một thứ luật “rừng” mà đảng độc tài của ông ta đang áp dụng, đã cho thấy cái quyền của người dân được ông ta “chăm lo” như tế nào ! Không biết ông ta có thấy xấu hổ không !
Lời giải cho chuyến viếng thăm nhục nhã
Có ai đó nhận định là ông Triết đi thăm Hoa Kỳ là nhân danh đảng độc tài của ông ta! Mang chuông đi đấm nước người, nhằm tìm kế để cứu vãn cho con thuyền độc tài mục nát, đang bị chìm dần trong caí biển thời đại, nhằm tìm ra một lối thoát khi cái cán cân “Tổ quốc hay là đảng” đang làm cho nội bộ của ông ta rối bời trước sức ép của đạo lý và quyền lợi, trước mối nguy do kẻ đồng sàng dị mộng với đảng của ông ta đang đe dọa, buộc đảng của ông ta phải có toan tính hay lựa chọn. Chứ không phải ông ta “cố đấm” vì quyền lợi của nhân dân. Thậm chí ông ta còn lợi dụng lá bài “chất độc da cam”để đặt lên bàn mặc cả cho những toan tính bẩn thỉu, nhằm vớt vát thủ lợi cho một chuyến đi miễn cưỡng, với bài ca muôn thuở : “kết thúc tốt đẹp” mà không mang lại điều gì đáng kể!
Nguyễn Minh Triết không có đủ tư cách đại diện cho nhân dân
Chuyến đi đã kết thúc. Vở kịch đã hạ màn. Tuy sự toan tính vẫn còn nằm trong bí ấn, quá trình chuyến thăm đã diễn không được như mong muốn. Sự gượng gạo của cả chủ lẫn khách đã không tạo nên một ấn tượng nào đáng kể. Chỉ là những lời lẽ xã giao mong muốn cho một mối quan hệ rất chung chung, kèm theo một vài miếng mồi thương mại nhạt nhẽo để câu kéo. Nhưng điều quan trọng hơn cả là ông ta không xứng đáng, không đủ tư cách đại diện cho nhân dân Việt Nam, bởi một điều rất đơn giản : ông ta không phải là người do nhân dân lựa chọn!
Một quốc gia Việt Nam dân chủ có lòng tự trọng tự tôn dân tộc, sẽ không bao giờ bị tổn thương bởi các mối quan hệ ngoại giao, sẽ không bao giờ phải hạ mình một cách đê tiện như phái đoàn cộng sản Nguyễn Minh Triết đã thể hiện vừa qua.
Hà Nội, ngày 23/6/07
Diệp Quang Thanh
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1920
Wednesday, June 27, 2007
Thư cảm ơn của Khối 8406
Thư cảm ơn của Khối 8406
Khối 8406 Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006
Bloc 8406 of Manifesto on Freedom & Democracy for Viet Nam 2006
vanphong8406@gmail.com
Thư cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ và Đồng bào hải ngoại sau chuyến Mỹ du của chủ tịch CSVN Nguyễn Minh Triết
Việt Nam ngày 26-06-2007
Kính thưa Ngài Tổng Thống và Quý Quốc Hội Hoa Kỳ
Kính thưa Đồng bào Việt Nam hải ngoại, đặc biệt tại Hoa Kỳ
Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết vừa mới kết thúc chuyến Mỹ du đầy sóng gió tại Hoa Kỳ. Trong tư cách Đại diện lâm thời Khối 8406 (gồm hàng vạn Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình Việt Nam trong cũng như ngoài nước quyết công khai đứng lên đương đầu với chế độ độc tài Cộng sản để đấu tranh bất bạo động cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, đa đảng và đa nguyên), chúng tôi xin gởi đến Ngài Tổng Thống, Quý Quốc Hội Hoa Kỳ và và Quý Đồng bào hải ngoại thân thương những tâm tư tình cảm sau đây của chúng tôi:
I- Trước hết, Khối 8406 chúng tôi hết lòng ghi ân:
Chúng tôi chân thành cảm ơn Tổng thống vì những lời nói việc làm gần đây của Tổng thống nhằm ủng hộ phong trào dân chủ Việt Nam, như đã gặp gỡ một số đại diện các tổ chức đấu tranh hải ngoại ngày 29-05-2007 vừa qua tại Washington DC, đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền CS và bênh vực linh mục Nguyễn Văn Lý (một trong những sáng lập viên của Khối 8406) tại Praha hôm 05-06-2007. Đặc biệt, trong cuộc gặp gỡ chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết hôm 22-06-2007 tại tòa Bạch ốc, Tổng thống đã thẳng thắn tuyên bố: “Tôi cũng đã nói rất rõ rằng để cho các quan hệ hai bên được sâu đậm hơn, điều quan trọng là các bạn phải mạnh mẽ cam kết tôn trọng nhân quyền và tự do và dân chủ. Tôi đã giải bày niềm tin mãnh liệt của mình là các xã hội được phong phú hơn khi người dân được quyền tự do phát biểu và tự do thờ phượng”. Đó là chưa kể việc Tổng thống đã tiếp đón nhân vật này với lễ nghi sơ sài tối thiểu là một bài học đích đáng cho ông ta và phái đoàn ông ta.
Khối 8406 chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý Nghị sĩ và Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ vì vô số lời nói việc làm, nhất là từ đầu năm đến nay của Quý vị, nhằm ủng hộ phong trào dân chủ Việt Nam, như chúng tôi đã nêu trong Tâm thư gởi tới Quý vị ngày 19-06-2007. Đặc biệt, vào ngày 21-06-2007, trong buổi gặp mặt Chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết, sáu vị trong Quý Quốc hội, đứng đầu là bà Chủ tịch Hạ viện, đã làm cho ông ta phải đối diện hàng loạt câu hỏi hóc búa về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, khiến ông ta và phái đoàn không những lúng túng đối phó, mà cũng chẳng còn giờ và còn cách nào nói sang chuyện thương mại. Trước đó, bà Chủ tịch Hạ viện và bà Dân biểu Loretta còn gặp riêng ba đại diện cộng đồng chính trị và tôn giáo hải ngoại để tham khảo và nắm vững tình hình Việt Nam trước khi gặp phái đoàn Cộng sản. Đó là dấu chứng tỏ Quý vị hiểu rằng việc đầu tư của Hoa Kỳ vào đất nước chúng tôi chắc chắn không thể an toàn và hiệu quả cũng như có lợi cho nhân dân hai nước khi nhà cầm quyền Việt Nam chỉ là một tập thể độc tài đảng trị, một tập đoàn tham nhũng thối nát, một bộ máy đàn áp nhân quyền. Nhân đây, chúng tôi cũng xin ngỏ lời cám ơn các bạn hữu Hoa Kỳ yêu tự do dân chủ thuộc mọi giới đã sát cánh với đồng bào chúng tôi trong các hoạt động xoay quanh biến cố quan trọng này.
Khối 8406 chúng tôi xin chân thành cảm ơn và nhiệt liệt hoan nghênh Quý Đồng bào hải ngoại thân yêu khắp năm châu, đặc biệt tại Hoa Kỳ, đã tham dự các hoạt động biểu dương tinh thần dân chủ của người Việt chúng ta tại thủ đô Washington, tại thành phố New York và tại thành phố Los Angeles, qua các hoạt động như canh thức nguyện cầu, tọa kháng tuyệt thực, phát biểu diễn đàn, vận động chính giới và báo giới, đăng thư ngỏ gởi nhà cầm quyền địa phương trên các phương tiện truyền thông, trưng hình ảnh to lớn đủ cỡ của linh mục Lý bị bịt miệng hay các nhà dân chủ bị cầm tù… nhất là đã tổ chức những cuộc biểu tình vĩ đại long trời lở đất lên tới hàng ngàn người để phản đối phái đoàn CSVN bất cứ nơi đâu họ có mặt. Điều đó cho thấy đồng bào đã hiểu rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không phải là đại diện của nhân dân và đất nước, rằng phái đoàn CS qua Hoa Kỳ chỉ để bang giao thương mại nhằm gia tăng tài lực hầu củng cố quyền lực cho đảng CS chứ chẳng phải vì ích nước lợi dân, rằng đảng CS không thể tiếp tục làm mưa làm gió trên quê hương, cứ mãi coi các nhà dân chủ như con tin con bài để mặc cả, coi giới nghèo như món hàng để bán ra ngoại quốc, coi nhân dân như bầy nô lệ để áp đặt lên đó một quốc hội, một pháp viện, một chính quyền công cụ, coi tài nguyên đất nước như tài sản riêng của đảng CS để mặc sức phung phá, ăn xài, hưởng thụ, bất chấp đại khối nhân dân khốn khổ bần cùng và đất nước điêu linh tụt hậu.
II- Thứ đến, Khối 8406 chúng tôi minh định:
· Những lời phát biểu của chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết tại New York trước báo giới quốc tế về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam là hoàn toàn sai lạc và về tình hình chính trị xã hội Việt Nam là không thể chấp nhận.
Ở Việt Nam, bất đồng chính kiến chẳng phải là chuyện bình thường mà là một điều không được phép và sớm muộn sẽ bị nhà cầm quyền CS trừng trị. Tại Việt Nam luôn có việc bắt bớ và xét xử vì lý do bất đồng chính kiến chứ không chỉ vì lý do vi phạm pháp luật. Hàng trăm chiến sĩ nhân quyền đang bị tống ngục hay bị quản chế là những bằng chứng hùng hồn. Thậm chí bất đồng ý kiến với người của đảng và nhà nước trong chuyện sinh hoạt tôn giáo, khiếu kiện đất đai, đòi hỏi quyền lợi lao động cũng có thể bị sách nhiễu hay bắt tù. Hàng trăm đồng bào Kiên Giang khiếu kiện bị công an đàn áp trong cùng thời điểm chuyến Mỹ du là một bằng chứng khác.
Đồng ý là “mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau. Từ đặc điểm của mình, mình chọn mô hình nào cho thích hợp.” Nhưng từ đó mà biện hộ cho chế độ cộng sản rằng: “Tại sao lại bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định nào đó?” rồi khẳng định chế độ cộng sản đã do nhân dân chọn lựa, thì đấy là một lập luận trá ngụy và trơ trẽn. Chính ông Nguyễn Minh Triết và các đồng chí của ông đã và đang bắt cả nước Việt Nam phải theo khuôn khổ cố định của một đảng độc tài thối nát và tham nhũng, phải theo khuôn khổ cố định của một chủ nghĩa lỗi thời, lạc hậu từ thế kỷ 19 mà ngay tại Nga, cái nôi của nó, người ta nay cũng đã vứt sọt rác rồi! Cái khuôn khổ cố định này đã làm cho Việt Nam chậm tiến hàng mấy chục năm so với các nước trong khu vực.
· Những lời phát biểu của chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết tại Los Angeles trước một nhúm người Việt chọn lọc về ý nghĩa quê hương, tình tự dân tộc là ngụy biện và không chân thực.
Ông không có quyền đồng hóa đảng và nhà nước CS với Mẹ hiền Tổ quốc mà vòng tay luôn mở rộng. Mẹ hiền Tổ quốc này đã phải đứt ruột nhìn thấy hàng triệu đứa con đành bỏ quê hương ra vì không thể chịu nổi chế độ cộng sản, và đang phải đứt ruột nhìn thấy hàng chục triệu đứa con khác hiện bị nhốt trong nhà tù vĩ đại là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà đảng CS là cai ngục với bàn tay sắt máu. Hàng ngàn người biểu tình rầm rộ chống phái đoàn của ông tại Dana Point không hề quên lãng Mẹ hiền Tổ quốc mà chỉ chống báng nhóm tặc tử chà đạp nghĩa đồng bào, tình tự dân tộc.
Ông còn kể lể: “Trên đường đến đây hôm nay, tôi thấy một số ít bà con người Việt tụ tập phản đối. Nói thật, tôi muốn xuống bắt tay họ, tôi muốn mời họ dự cuộc gặp hôm nay, để chúng ta cùng nói với nhau những lời chân thành, thẳng thắn. Đảng và Nhà nước VN không bao giờ thành kiến với những người có những trái biệt như vậy. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng đối thoại, mong tất cả đều có thiện tình, thiện ý là xây dựng đất nước Việt Nam thành một quốc gia vững mạnh, muốn tạo sự đoàn kết trong toàn dân tộc”. Những gì đã và đang xảy ra trên đất nước 32 năm qua dưới chế độ toàn trị sắt máu, độc đảng chuyên chế, đàn áp đối lập, trừng trị dân oan đã chứng tỏ đây là một lời đãi bôi, lừa gạt và càng làm rõ chân lý: “Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm”. Thật ra, chính lúc kể lể những điều trên và suốt chuyến Mỹ du, bản thân ông chủ tịch và đoàn tùy đâu có dám đối diện với cộng đồng hải ngoại vốn đang phẫn nộ cách chính đáng vì chính sách cai trị bất nhân bạo tàn và u mê thảm bại của Cộng sản; trái lại phái đoàn của ông luôn tìm cách lánh mặt bằng chui lòn cửa hậu, cất giấu “quốc kỳ” và chỉ gặp những Việt kiều thân cộng đã chọn lọc sẵn.
III- Tiếp đến, Khối 8406 chúng tôi kêu gọi đồng bào hải ngoại
· Tiếp tục thực hiện một cuộc quốc tế vận kiên trì, rộng rãi và hữu hiệu để các chính phủ và các tổ chức khắp năm châu luôn gắn kinh tế thương mãi với tự do nhân quyền lúc bang giao với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Vì hội nhập và phát triển về kinh tế bao giờ cũng sóng đôi với hội nhập và phát triển về chính trị. Xin đồng bào nhắc nhở các chính phủ và tổ chức quốc tế hãy luôn bám vào các cam kết và xem xét việc thực hiện các cam kết của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong các hợp đồng thương mại cũng như trong các hiệp ước nhân quyền.
· Tiếp tục củng cố tình đoàn kết trong ngoài, mối liên minh dân tộc rộng rãi vừa được khẳng định cách hùng hồn và cảm động qua các cuộc biểu dương tinh thần dân chủ dưới nhiều hình thức nhân chuyến Mỹ du của phái đoàn Cộng sản. Xin tiếp tục về nước nhiều hơn nữa nhân cơ hội nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ thị thực nhập cảnh cho đồng bào. Không phải để thực hiện việc đầu tư, vốn là một điều nguy hiểm trong cái chế độ có đường lối quản lý độc tài đảng trị, với luật lệ mù mờ, chồng chéo, giải thích tùy tiện và thay đổi xoành xoạch, với những lãnh đạo địa phương hành xử như những ông trời con, với cả dàn cán bộ luôn tìm mọi cách chèn ép để làm tiền… Việc bỏ của chạy lấy người của các ông Trịnh Vĩnh Bình và Nguyễn Đình Hoan cùng vô số doanh nhân khác từng về Việt Nam đầu tư là lời cảnh báo nghiêm trọng. Xin đồng bào hãy về mang theo sứ điệp dân chủ, để phá tan bức tường bưng bít thông tin của Cộng sản, góp phần phá vỡ bức tường của nhà ngục vĩ đại là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 9-11-1989, bức tường Berlin bị phá vỡ vì bức tường thông tin bị sụp đổ, mà bức tường thông tin bị sụp đổ vì nhân dân hai miền Đông và Tây Đức qua lại với nhau. Việt Nam rồi cũng sẽ y như thế!
III- Cuối cùng, Khối 8406 chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền CSVN
- Bỏ ngay sự tin tưởng mù quáng vào bạo lực và lường gạt. Hai thứ này chỉ đem lại lợi ích nhất thời nhưng sẽ gây tai họa lớn lao do trừng phạt của công lý và lịch sử cho kẻ sử dụng chúng. Với thời đại toàn cầu hóa các giá trị nhân bản phổ quát, các tiêu chuẩn hành xử văn minh, các phương tiện truyền thông đại chúng, các lực lượng cổ xúy cho nhân quyền, nhà cầm quyền CSVN không thể hành xử như lũ côn đồ với nhân dân và như kẻ dối gạt với quốc tế. Cuộc Mỹ du đầy sóng gió vừa qua là một bài học đáng suy nghĩ.
- Bỏ ngay đường lối trấn áp các nhà đấu tranh cho dân chủ bằng cách tùy tiện bắt bớ, khoác lên họ tội danh tù hình sự sau những phiên tòa phi pháp, bản án bất công, rồi lếu láo tuyên bố với thế giới rằng Việt Nam không hề có tù chính trị, ngang nhiên vu cáo quốc tế xâm phạm “chủ quyền quốc gia”, giữ họ như những con tin để chờ cơ hội mặc cả với quốc tế.
- Thành tâm đối thoại với các nhà dân chủ, chân tình lắng nghe nỗi khổ dân oan, quan tâm đến tiếng kêu trầm thống của người lao động, ghi vào lòng lời nhắc nhở của các lãnh đạo tinh thần… để khai mở cho dân tộc sinh lộ tự do, dân chủ, đa đảng, đa nguyên mà toàn dân khát mong và thời đại đòi hỏi.
Gởi đi từ Việt Nam ngày 26-06-2007
Đại diện lâm thời Khối 8406
- Đỗ Nam Hải, kỹ sư, Sài Gòn
- Trần Anh Kim, cựu sĩ quan, Thái Bình
- Phan Văn Lợi, linh mục, Huế.
http://www.viet.no/content/view/1441/87/
---
Khối 8406 : Thư gởi Quốc Hội Hoa Kỳ
Khối 8406 Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006
Bloc 8406 of Manifesto on Freedom & Democracy for Viet Nam 2006
vanphong8406@gmail.com
Thư cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ và Đồng bào hải ngoại sau chuyến Mỹ du của chủ tịch CSVN Nguyễn Minh Triết
Việt Nam ngày 26-06-2007
Kính thưa Ngài Tổng Thống và Quý Quốc Hội Hoa Kỳ
Kính thưa Đồng bào Việt Nam hải ngoại, đặc biệt tại Hoa Kỳ
Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết vừa mới kết thúc chuyến Mỹ du đầy sóng gió tại Hoa Kỳ. Trong tư cách Đại diện lâm thời Khối 8406 (gồm hàng vạn Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình Việt Nam trong cũng như ngoài nước quyết công khai đứng lên đương đầu với chế độ độc tài Cộng sản để đấu tranh bất bạo động cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, đa đảng và đa nguyên), chúng tôi xin gởi đến Ngài Tổng Thống, Quý Quốc Hội Hoa Kỳ và và Quý Đồng bào hải ngoại thân thương những tâm tư tình cảm sau đây của chúng tôi:
I- Trước hết, Khối 8406 chúng tôi hết lòng ghi ân:
Chúng tôi chân thành cảm ơn Tổng thống vì những lời nói việc làm gần đây của Tổng thống nhằm ủng hộ phong trào dân chủ Việt Nam, như đã gặp gỡ một số đại diện các tổ chức đấu tranh hải ngoại ngày 29-05-2007 vừa qua tại Washington DC, đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền CS và bênh vực linh mục Nguyễn Văn Lý (một trong những sáng lập viên của Khối 8406) tại Praha hôm 05-06-2007. Đặc biệt, trong cuộc gặp gỡ chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết hôm 22-06-2007 tại tòa Bạch ốc, Tổng thống đã thẳng thắn tuyên bố: “Tôi cũng đã nói rất rõ rằng để cho các quan hệ hai bên được sâu đậm hơn, điều quan trọng là các bạn phải mạnh mẽ cam kết tôn trọng nhân quyền và tự do và dân chủ. Tôi đã giải bày niềm tin mãnh liệt của mình là các xã hội được phong phú hơn khi người dân được quyền tự do phát biểu và tự do thờ phượng”. Đó là chưa kể việc Tổng thống đã tiếp đón nhân vật này với lễ nghi sơ sài tối thiểu là một bài học đích đáng cho ông ta và phái đoàn ông ta.
Khối 8406 chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý Nghị sĩ và Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ vì vô số lời nói việc làm, nhất là từ đầu năm đến nay của Quý vị, nhằm ủng hộ phong trào dân chủ Việt Nam, như chúng tôi đã nêu trong Tâm thư gởi tới Quý vị ngày 19-06-2007. Đặc biệt, vào ngày 21-06-2007, trong buổi gặp mặt Chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết, sáu vị trong Quý Quốc hội, đứng đầu là bà Chủ tịch Hạ viện, đã làm cho ông ta phải đối diện hàng loạt câu hỏi hóc búa về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, khiến ông ta và phái đoàn không những lúng túng đối phó, mà cũng chẳng còn giờ và còn cách nào nói sang chuyện thương mại. Trước đó, bà Chủ tịch Hạ viện và bà Dân biểu Loretta còn gặp riêng ba đại diện cộng đồng chính trị và tôn giáo hải ngoại để tham khảo và nắm vững tình hình Việt Nam trước khi gặp phái đoàn Cộng sản. Đó là dấu chứng tỏ Quý vị hiểu rằng việc đầu tư của Hoa Kỳ vào đất nước chúng tôi chắc chắn không thể an toàn và hiệu quả cũng như có lợi cho nhân dân hai nước khi nhà cầm quyền Việt Nam chỉ là một tập thể độc tài đảng trị, một tập đoàn tham nhũng thối nát, một bộ máy đàn áp nhân quyền. Nhân đây, chúng tôi cũng xin ngỏ lời cám ơn các bạn hữu Hoa Kỳ yêu tự do dân chủ thuộc mọi giới đã sát cánh với đồng bào chúng tôi trong các hoạt động xoay quanh biến cố quan trọng này.
Khối 8406 chúng tôi xin chân thành cảm ơn và nhiệt liệt hoan nghênh Quý Đồng bào hải ngoại thân yêu khắp năm châu, đặc biệt tại Hoa Kỳ, đã tham dự các hoạt động biểu dương tinh thần dân chủ của người Việt chúng ta tại thủ đô Washington, tại thành phố New York và tại thành phố Los Angeles, qua các hoạt động như canh thức nguyện cầu, tọa kháng tuyệt thực, phát biểu diễn đàn, vận động chính giới và báo giới, đăng thư ngỏ gởi nhà cầm quyền địa phương trên các phương tiện truyền thông, trưng hình ảnh to lớn đủ cỡ của linh mục Lý bị bịt miệng hay các nhà dân chủ bị cầm tù… nhất là đã tổ chức những cuộc biểu tình vĩ đại long trời lở đất lên tới hàng ngàn người để phản đối phái đoàn CSVN bất cứ nơi đâu họ có mặt. Điều đó cho thấy đồng bào đã hiểu rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không phải là đại diện của nhân dân và đất nước, rằng phái đoàn CS qua Hoa Kỳ chỉ để bang giao thương mại nhằm gia tăng tài lực hầu củng cố quyền lực cho đảng CS chứ chẳng phải vì ích nước lợi dân, rằng đảng CS không thể tiếp tục làm mưa làm gió trên quê hương, cứ mãi coi các nhà dân chủ như con tin con bài để mặc cả, coi giới nghèo như món hàng để bán ra ngoại quốc, coi nhân dân như bầy nô lệ để áp đặt lên đó một quốc hội, một pháp viện, một chính quyền công cụ, coi tài nguyên đất nước như tài sản riêng của đảng CS để mặc sức phung phá, ăn xài, hưởng thụ, bất chấp đại khối nhân dân khốn khổ bần cùng và đất nước điêu linh tụt hậu.
II- Thứ đến, Khối 8406 chúng tôi minh định:
· Những lời phát biểu của chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết tại New York trước báo giới quốc tế về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam là hoàn toàn sai lạc và về tình hình chính trị xã hội Việt Nam là không thể chấp nhận.
Ở Việt Nam, bất đồng chính kiến chẳng phải là chuyện bình thường mà là một điều không được phép và sớm muộn sẽ bị nhà cầm quyền CS trừng trị. Tại Việt Nam luôn có việc bắt bớ và xét xử vì lý do bất đồng chính kiến chứ không chỉ vì lý do vi phạm pháp luật. Hàng trăm chiến sĩ nhân quyền đang bị tống ngục hay bị quản chế là những bằng chứng hùng hồn. Thậm chí bất đồng ý kiến với người của đảng và nhà nước trong chuyện sinh hoạt tôn giáo, khiếu kiện đất đai, đòi hỏi quyền lợi lao động cũng có thể bị sách nhiễu hay bắt tù. Hàng trăm đồng bào Kiên Giang khiếu kiện bị công an đàn áp trong cùng thời điểm chuyến Mỹ du là một bằng chứng khác.
Đồng ý là “mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau. Từ đặc điểm của mình, mình chọn mô hình nào cho thích hợp.” Nhưng từ đó mà biện hộ cho chế độ cộng sản rằng: “Tại sao lại bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định nào đó?” rồi khẳng định chế độ cộng sản đã do nhân dân chọn lựa, thì đấy là một lập luận trá ngụy và trơ trẽn. Chính ông Nguyễn Minh Triết và các đồng chí của ông đã và đang bắt cả nước Việt Nam phải theo khuôn khổ cố định của một đảng độc tài thối nát và tham nhũng, phải theo khuôn khổ cố định của một chủ nghĩa lỗi thời, lạc hậu từ thế kỷ 19 mà ngay tại Nga, cái nôi của nó, người ta nay cũng đã vứt sọt rác rồi! Cái khuôn khổ cố định này đã làm cho Việt Nam chậm tiến hàng mấy chục năm so với các nước trong khu vực.
· Những lời phát biểu của chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết tại Los Angeles trước một nhúm người Việt chọn lọc về ý nghĩa quê hương, tình tự dân tộc là ngụy biện và không chân thực.
Ông không có quyền đồng hóa đảng và nhà nước CS với Mẹ hiền Tổ quốc mà vòng tay luôn mở rộng. Mẹ hiền Tổ quốc này đã phải đứt ruột nhìn thấy hàng triệu đứa con đành bỏ quê hương ra vì không thể chịu nổi chế độ cộng sản, và đang phải đứt ruột nhìn thấy hàng chục triệu đứa con khác hiện bị nhốt trong nhà tù vĩ đại là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà đảng CS là cai ngục với bàn tay sắt máu. Hàng ngàn người biểu tình rầm rộ chống phái đoàn của ông tại Dana Point không hề quên lãng Mẹ hiền Tổ quốc mà chỉ chống báng nhóm tặc tử chà đạp nghĩa đồng bào, tình tự dân tộc.
Ông còn kể lể: “Trên đường đến đây hôm nay, tôi thấy một số ít bà con người Việt tụ tập phản đối. Nói thật, tôi muốn xuống bắt tay họ, tôi muốn mời họ dự cuộc gặp hôm nay, để chúng ta cùng nói với nhau những lời chân thành, thẳng thắn. Đảng và Nhà nước VN không bao giờ thành kiến với những người có những trái biệt như vậy. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng đối thoại, mong tất cả đều có thiện tình, thiện ý là xây dựng đất nước Việt Nam thành một quốc gia vững mạnh, muốn tạo sự đoàn kết trong toàn dân tộc”. Những gì đã và đang xảy ra trên đất nước 32 năm qua dưới chế độ toàn trị sắt máu, độc đảng chuyên chế, đàn áp đối lập, trừng trị dân oan đã chứng tỏ đây là một lời đãi bôi, lừa gạt và càng làm rõ chân lý: “Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm”. Thật ra, chính lúc kể lể những điều trên và suốt chuyến Mỹ du, bản thân ông chủ tịch và đoàn tùy đâu có dám đối diện với cộng đồng hải ngoại vốn đang phẫn nộ cách chính đáng vì chính sách cai trị bất nhân bạo tàn và u mê thảm bại của Cộng sản; trái lại phái đoàn của ông luôn tìm cách lánh mặt bằng chui lòn cửa hậu, cất giấu “quốc kỳ” và chỉ gặp những Việt kiều thân cộng đã chọn lọc sẵn.
III- Tiếp đến, Khối 8406 chúng tôi kêu gọi đồng bào hải ngoại
· Tiếp tục thực hiện một cuộc quốc tế vận kiên trì, rộng rãi và hữu hiệu để các chính phủ và các tổ chức khắp năm châu luôn gắn kinh tế thương mãi với tự do nhân quyền lúc bang giao với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Vì hội nhập và phát triển về kinh tế bao giờ cũng sóng đôi với hội nhập và phát triển về chính trị. Xin đồng bào nhắc nhở các chính phủ và tổ chức quốc tế hãy luôn bám vào các cam kết và xem xét việc thực hiện các cam kết của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong các hợp đồng thương mại cũng như trong các hiệp ước nhân quyền.
· Tiếp tục củng cố tình đoàn kết trong ngoài, mối liên minh dân tộc rộng rãi vừa được khẳng định cách hùng hồn và cảm động qua các cuộc biểu dương tinh thần dân chủ dưới nhiều hình thức nhân chuyến Mỹ du của phái đoàn Cộng sản. Xin tiếp tục về nước nhiều hơn nữa nhân cơ hội nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ thị thực nhập cảnh cho đồng bào. Không phải để thực hiện việc đầu tư, vốn là một điều nguy hiểm trong cái chế độ có đường lối quản lý độc tài đảng trị, với luật lệ mù mờ, chồng chéo, giải thích tùy tiện và thay đổi xoành xoạch, với những lãnh đạo địa phương hành xử như những ông trời con, với cả dàn cán bộ luôn tìm mọi cách chèn ép để làm tiền… Việc bỏ của chạy lấy người của các ông Trịnh Vĩnh Bình và Nguyễn Đình Hoan cùng vô số doanh nhân khác từng về Việt Nam đầu tư là lời cảnh báo nghiêm trọng. Xin đồng bào hãy về mang theo sứ điệp dân chủ, để phá tan bức tường bưng bít thông tin của Cộng sản, góp phần phá vỡ bức tường của nhà ngục vĩ đại là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 9-11-1989, bức tường Berlin bị phá vỡ vì bức tường thông tin bị sụp đổ, mà bức tường thông tin bị sụp đổ vì nhân dân hai miền Đông và Tây Đức qua lại với nhau. Việt Nam rồi cũng sẽ y như thế!
III- Cuối cùng, Khối 8406 chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền CSVN
- Bỏ ngay sự tin tưởng mù quáng vào bạo lực và lường gạt. Hai thứ này chỉ đem lại lợi ích nhất thời nhưng sẽ gây tai họa lớn lao do trừng phạt của công lý và lịch sử cho kẻ sử dụng chúng. Với thời đại toàn cầu hóa các giá trị nhân bản phổ quát, các tiêu chuẩn hành xử văn minh, các phương tiện truyền thông đại chúng, các lực lượng cổ xúy cho nhân quyền, nhà cầm quyền CSVN không thể hành xử như lũ côn đồ với nhân dân và như kẻ dối gạt với quốc tế. Cuộc Mỹ du đầy sóng gió vừa qua là một bài học đáng suy nghĩ.
- Bỏ ngay đường lối trấn áp các nhà đấu tranh cho dân chủ bằng cách tùy tiện bắt bớ, khoác lên họ tội danh tù hình sự sau những phiên tòa phi pháp, bản án bất công, rồi lếu láo tuyên bố với thế giới rằng Việt Nam không hề có tù chính trị, ngang nhiên vu cáo quốc tế xâm phạm “chủ quyền quốc gia”, giữ họ như những con tin để chờ cơ hội mặc cả với quốc tế.
- Thành tâm đối thoại với các nhà dân chủ, chân tình lắng nghe nỗi khổ dân oan, quan tâm đến tiếng kêu trầm thống của người lao động, ghi vào lòng lời nhắc nhở của các lãnh đạo tinh thần… để khai mở cho dân tộc sinh lộ tự do, dân chủ, đa đảng, đa nguyên mà toàn dân khát mong và thời đại đòi hỏi.
Gởi đi từ Việt Nam ngày 26-06-2007
Đại diện lâm thời Khối 8406
- Đỗ Nam Hải, kỹ sư, Sài Gòn
- Trần Anh Kim, cựu sĩ quan, Thái Bình
- Phan Văn Lợi, linh mục, Huế.
http://www.viet.no/content/view/1441/87/
---
Khối 8406 : Thư gởi Quốc Hội Hoa Kỳ
Subscribe to:
Posts (Atom)